CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

[Kỹ năng] Những tình huống khẩn cấp trong học lái xe ô tô

| | 0 nhận xét
Xe chết máy: Hãy luôn nhớ kiểm tra để xe bạn hoạt động tốt! Nếu xe bị hỏng khi bạn đang lái có thể gây nên tai nạn cho bạn, cho hành khách và các lái xe khác.

Nếu xe gặp trục trặc về cơ khí, bạn cần phải:
- Cố gắng thoát ra khỏi đường một cách an toàn (tuandq: đối với đường Việt Nam thì cố gắng đưa xe vào vệ đường).
- Không dừng xe trên cầu hoặc trong hầm, điều này đặc biệt nguy hiểm.
- Bật đèn báo dừng khần cấp và nâng nắp capô.
- Yêu cầu các hành khách thoát khỏi xe và chờ ở nơi an toàn như sơ đồ dưới đây:


Lưu ý: Không cố gắng sửa chữa khi đường đông hoặc bên vệ đường cao tốc. Không bao giờ vào xe người lạ. Nếu có lái xe khác dừng lại đề nghị giúp đỡ, hãy nhờ họ gọi cho cứu hộ. Trong trường hợp này tốt nhất là có một chiếc điện thoại di động.

Phanh hỏng:

Các xe đời mới có hai hệ thống phanh thủy lực song song. Hệ thống này tránh cho xe bạn bị mất phanh hoàn toàn. Đèn báo phanh trên bảng đồng hồ sẽ báo hiệu cho bạn khi có trục trặc ở hệ thống phanh. Nó sẽ sáng lên trước khi phanh không hoạt động.

Khi thấy đèn báo phanh bật sáng, hãy lái xe ngay vào vệ đường nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn. Trong trường hợp hệ thống phanh hỏng hoàn toàn, hãy về số và sử dụng phanh tay để điều khiển và dừng hẳn xe lại. Đỗ xe bạn ở nơi an toàn. Không lái xe khi hệ thống phanh chưa được kiểm tra hoặc sửa chữa. Việc này cần được các chuyên gia thực hiện.

Nếu xe bạn có hệ thống trợ lực phanh, nó cũng có thể gặp trục trặc. Bạn có thể biết điều đó xảy ra khi đạp phanh mà xe không đi chậm lại. Đừng cuống! Trong trường hợp này, đạp rồi nhả phanh mạnh và đều đặn. Điều này thường xảy ra khi động cơ ngừng hoạt động mà xe vẫn đang chạy theo quán tính.



Nếu bánh xe bị khóa cứng, hãy nhả chân phanh rồi đạp lại nhưng đừng mạnh quá. Về số và sử dụng phanh tay để dừng hẳn lại.

Hệ thống trợ lực lái (power sterring) bị trục trặc: Cùng với thời gian, hệ thống trợ lực lái có mặt trên rất nhiều xe hơi. Hệ thống này được thiết kế để trong trường hợp động cơ ngừng hoạt động, bạn vẫn có thể lái được xe tuy nặng hơn rất nhiều.

Xịt lốp xe

Bạn có thể nhận ra xe mình bị xịt lốp khi xe chao đảo hoặc nghiêng về một bên. Trong trường hợp này nên dừng lại để kiểm tra và sửa chữa. Nếu lốp xe bị xịt hẳn, hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:
- Không được phanh xe.
- Nhả chân ga để động cơ chạy chậm lại.
- Nắm chặt vô lăng để giữ xe chạy thẳng.
- Khi đã kiểm soát được xe và tốc độ đã giảm, hãy đạp rồi nhả phanh nhẹ nhàng một cách liên tục.
- Tìm kiếm nơi an toàn để có thể dừng xe.
- Bật đèn báo dừng khẩn cấp.

Hỏng đèn pha: Nếu đèn pha của bạn bị hỏng:
- Thử bật lại đèn vài lần
- Nếu đèn vẫn không bật, hãy bật đèn báo dừng khẩn cấp
- Chạy chậm lại và đỗ xe ở nơi an toàn bên lề đường.

Phanh khẩn cấp

Trong một số trường hợp, bạn phải phanh xe đột ngột. Mục đích của việc phanh khẩn cấp là để dừng xe nhanh chóng mà không bị khóa bánh xe. Nếu bị khóa bánh, xe bạn có thể bị trượt dẫn đến mất lái. Việc phanh khẩn cấp bao gồm các bước:
- Đạp mạnh chân phanh nhưng không đủ để làm khóa bánh xe.
- Nếu bánh bị khóa, hãy nhả ngay chân phanh và rồi đạp mạnh lại để dành lại điều khiển nếu xe bắt đầu bị trượt.
- Lái về hướng mà bạn chọn.

Có một số xe được trang bị hệ thống ABS. Hệ thống này tự động phanh rồi nhả các bánh để chống trượt xe. Nó cho phép đạp phanh mạnh tùy ý trong khi vẫn lái xe. Hãy đọc sách hướng dẫn sử dụng để biết cách phanh khẩn cấp với hệ thống ABS.

Trượt bánh

Trượt bánh làm cho bạn không thể điều khiển xe. Việc này xảy ra khi bánh xe không có đủ ma sát với mặt đường. Ngoài nguyên nhân do bản thân mặt đường còn có thể là do tốc độ của xe hoặc do lốp xe bạn. Phần lớn các trường hợp bị trượt bánh do lỗi của lái xe. Trượt bánh xảy ra khi:
- Vào cua quá gấp
- Cua ở tốc độ quá cao
- Phanh quá gấp
- Tăng tốc quá nhanh.
- Lái xe quá nhanh trong điều kiện đường trơn như có băng, tuyết, mưa, bùn, cát hay sỏi.
- Một nguyên nhân thường gặp nữa là lực phanh trên các bánh xe không cần bằng. Hãy nhớ thường xuyên bảo dưỡng hệ thống phanh để tránh gặp trục trặc này.

Cách thoát khỏi tình trạng trượt bánh:

Cách tốt nhất để thoát khỏi tình trạng này là đừng để xảy ra nó! Tránh việc phanh gấp hoặc đánh lái đột ngột. Nếu bề mặt đường có vấn đề hãy chạy chậm lại. Một điều rất quan trọng là hãy nhả chân phanh ra và lái xe về hướng bạn muốn. Luôn lái xe về hướng bạn muốn.

Trượt khi phanh: Tình trạng này xảy ra khi bạn phanh quá gấp dẫn đến các bánh xe bị khóa làm mất lái

Cách giải quyết: Nhả chân ga, khi các bánh xe bắt đầu quay trở lại, bạn sẽ lại điều khiển được xe. Luôn nhớ rằng không bao giờ được phanh quá gấp.

Trượt bánh khi tăng ga nguyên gốc của nó là Power skids. Điều này xảy ra khi bạn tăng tốc quá nhanh làm xoáy bánh.

Cách giải quyết: Nhả ga để bánh xe ngừng xoáy. Chỉnh lái lại cho đúng hướng.

Trượt khi vào cua (cornering skids): Xảy ra khi bạn cua quá gấp làm cho xe bị trượt sang phía bên kia đường. Tốc độ xe, tình trạng lốp, tình trạng mặt đường và độ nghiêng của cung đường là nguyên nhân của tình trạng này.

Cách giải quyết: Nhả chân ga; Chỉnh lái về phía bạn muốn; Sẵn sàng để chỉnh hướng lại cho đúng.

Bị văng khỏi đường: Khi đang chạy trên đường cao tốc, vì một lý do nào đó, xe bạn bị văng ra khỏi đường. Trong trường hợp này xe bạn có thể bị mất lái.

Cách giải quyết:
- Giữ chặt tay lái.
- Không được cố gắng quay trở lại đường ngay.
- Nhả ga để xe đi chậm lại.
- Không được phanh! Nếu nhất thiết phải phanh thì chỉ đạp nhẹ nhàng.
- Kiểm tra tình trạng giao thông trên đường trước khi quay trở lại.
- Khi đã vào trong đường, ngay lập tức đi thẳng trong làn của bạn.

Lái xe trong đêm và khi điều kiện thời tiết xấu

Buổi tối: Buổi tối ở đây là khoảng thời gian tính từ thời điểm một tiếng đồng hồ sau khi mặt trời lặn đến thời điểm một tiếng đồng hồ trước khi mặt trời mọc. Khi bạn lái xe trong khoảng thời gian này hoặc bất cứ thời điểm nào mà tầm nhìn bị giới hạn trong vòng 150m, bạn phải bật đèn. Một ý tưởng hay là để đèn bật trong suốt thời gian bạn lái xe. Một số xe đời mới có chế độ đèn ban ngày. Ở chế độ này, chỉ có đèn pha bật sáng còn đèn hậu và đèn ở bảng đồng hồ thì vẫn tắt.

Sau đây là một số gợi ý khác:
- Giảm tốc độ và sử dụng đèn cốt khi trời mưa, tuyết, có khói hoặc sương mù.
- Sử dụng đèn cốt ngay cả khi đường được chia thành nhiều làn riêng biệt.
- Đảm bảo rằng đèn của bạn đã được điều chỉnh đúng để không làm ảnh hưởng đến các lái xe khác.
- Luôn lau chùi đèn xe.
- Tránh nhìn trực tiếp vào các đèn xe khác, điều này có thể làm cho bạn bị lóa mắt.
- Sử dụng đèn cốt khi bạn ở cách xe khác trong vòng 150m.
- Sử dụng đèn cốt khi bạn cách xe đang đi ngược chiều 300m

Thời tiết xấu

Trên đường ướt hoặc có sỏi, kính xe bạn có thế bị mờ vì nước, bùn hay sỏi bắn lên. Hãy đi chậm lại. Hãy gia tăng khoảng cách với các xe khác. Trong mùa đông, hãy trang bị thêm một bộ dụng cụ khẩn cấp, bao gồm:
- Túi đồ cấp cứu.
- Thiết bị cảnh báo (tuandq: có lẽ là còi, đèn, biển báo!?)
- Dây nối acquy
- Chăn và áo khoác.
- Diêm (bật lửa), nến.
- Đồ hộp.
- Lốp xơ cua và kích.
- Cát hoặc muối rải đường (để rải khi đường trơn hoặc có tuyết).
- Dây thừng để kéo xe.
- Cào băng và chổi quét tuyết .
- Gas-line antifreeze (đây là một hợp chất làm cho nước không đông trong hệ thống động cơ, gây nghẹt do các tinh thể băng).
- Xích quấn bánh xe.
- Đèn nháy có pin.
Nếu có điện thoại di động thì càng tốt.

Khi xe bạn không khởi động được do hết acquy, sử dụng dây nối để nối với acquy xe khác. Trước khi thao tác, hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng xe để biết thêm chi tiết!

Trời mưa: Khi đường ướt, lốp xe bạn có thể bị lướt trên nước (trượt nước). Điều này xảy ra do có một lớp nước mỏng hình thành giữa lốp xe và mặt đường làm giảm ma sát. Khi đó bạn có thể thấy xe bị trượt đi. Hãy chạy chậm lại.

Khói và sương mù: Khi tầm nhìn bị hạn chế dẫn đên việc lái xe trở nên đặc biệt nguy hiểm, hãy đi chậm lại và tìm chỗ đỗ an toàn bên đường. Bật đèn báo dừng khẩn cấp. Chờ đến khi thời tiết khá hơn mới đi tiếp.

Động vật trên đường: Động vật hoang dã ở Việt Nam thì lái xe có gặp mấy đâu, còn nếu là gà, vịt, trâu bò thì chỉ có một cách đi chậm lại thôi.

Khi xảy ra va chạm: giữ nguyện hiện trường, cấp cứu người bị thương, báo cho cảnh sát, báo cho bảo hiểm (nếu có).

Theo Aha

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel