Nghèo nói chung được hiểu và phản ánh trong các chương trình và chính sách là như một vấn đề về tiền tệ. Khi nói về tình trạng nghèo trẻ em người ta thường chỉ nghĩ đến những đứa trẻ sống trong các gia đình nghèo, chỉ là về mặt tiền tệ (Roelen và Gassmann, 2006). Hơn nữa, trẻ em dễ bị tổn thương là đề cập đến các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định nhiều loại hoàn cảnh đặc biệt hoặc khó khăn mà trẻ em phải đối mặt. Những khái niệm về trẻ em nghèo và trẻ em dễ bị tổn thương này đã được sử dụng để phân loại và định hướng chính sách. Tuy nhiên, trọng tâm ở đây là khái niệm nghèo và dễ tổn thương ở trẻ em rộng hơn, vượt ra khỏi các giới hạn phân loại. Khái niệm nghèo trẻ em ở đây quan tâm kết quả của các hoàn cảnh của trẻ hơn là tình trạng hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ như khuyết tật không phải là một nhân tố phản ánh tình trạng nghèo ở trẻ. Nó có thể có tác động hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng không thể được xem là một kết quả. Do đó, chúng ta tập trung vào đối tượng những trẻ em không được tiếp cận đến những nhu cầu cơ bản và trẻ em bị chối bỏ các quyền cơ bản có thể do hậu quả của hoàn cảnh hoặc đặc điểm đặc biệt.
Đây là khái niệm về tình trạng nghèo trẻ em và đề cập tới một khái niệm rộng hơn về nghèo chứ không đơn thuần dựa trên các khía cạnh tiền tệ. Dựa trên các mục tiêu của phương pháp đo lường nghèo trẻ em đã được xác định, khái niệm chung về nghèo trẻ em đã được thảo luận và phát triển. Khái niệm nghèo trẻ em dựa trên Công ước năm 1989 về Quyền trẻ em (CRC) và phương pháp tiếp cận theo nhu cầu cơ bản được áp dụng ở Việt Nam. CRC tập trung vào bốn chủ đề chính là tồn tại, bảo vệ, phát triển và tham gia; đồng thời xác định các quyền cơ bản của trẻ em trong các lĩnh vực này (UNHCHR 1989).
Phương pháp tiếp cận theo nhu cầu ở Việt Nam xác định tám nhóm nhu cầu cơ bản đó là lương thực, nhà ở, quần áo, y tế, giáo dục, nước sạch, vệ sinh, và tách biệt xã hội. Những nhu cầu được xác định theo phương pháp tiếp cận này và các quyền quy định trong CRC hầu như là trùng nhau và cùng hướng đến những lĩnh vực phát triển của trẻ. Do đó, chúng bổ sung và củng cố lẫn nhau để xác định tình trạng nghèo trẻ em. Khái niệm nghèo trẻ em là một khái niệm đa chiều dựa trên các phương pháp đo lường phi tiền tệ và được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện xã hội và văn hóa Việt Nam. Khái niệm này cũng được phát triển trên các khái niệm nghèo trẻ em và tình trạng phúc lợi của trẻ, được xác định cho các phương pháp tiếp cận hiện hành. Như đã nói ở trên, toàn bộ các phương pháp đo lường nghèo trẻ em hiện nay đều sử dụng CRC và quan điểm về nhu cầu cơ bản làm cơ sở bắt đầu.
Ngoài ra, trọng tâm của các phương pháp này là thực trạng của trẻ em vào một thời điểm nhất định hơn là năng lực của chúng sẽ được sử dụng cho phúc lợi của chúng trong tương lai. Trong báo cáo này, trẻ em được xác định là những trẻ từ 16 tuổi trở xuống được lấy theo định nghĩa chính thức theo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em của Việt Nam.
File PDF - Download:
http://www.mediafire.com/?x6njnfn7lwzdrkg
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
[ebook] Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu

- [Tờ gấp] Kết hôn sớm sẽ khổ
- [Giáo án] Chuyên đề 23 - Quản lý nhà nước về lao động - việc làm, tiền lương - bảo trợ xã hội, dân số - kế hoạch hóa gia đình
- Du lịch đối với dân tộc thiểu số ở huyện Sapa, tỉnh Lào Cai
- [Báo cáo nghiên cứu] Tham vấn nhân dân và giữ mối liên hệ với cử tri ở các tỉnh miền núi và DTTS: khó khăn, cách làm và bài học
- [ebook] Hiện trạng nguồn nhân lực DTTS và khuyến nghị các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi
- [ebook] Tác động của Chương trình 135 giai đoạn II qua lăng kính hai cuộc điều tra đầu kỳ và cuối kỳ (2012)
- Details for Situation and policy recommendations for land management and use in ethnic minority and mountainous
- [ebook] Poverty of ethnic minorities in Viet Nam: Situation and Challenges in Programme 135 Phase II Communes 2006-2007
- [Báo cáo] Tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển KT-XH Tây Nguyên trong thời gian 1990-1999
- [Báo cáo khảo sát] Đánh giá chính sách Định canh định cư và nhà ở đồng bào DTTS tỉnh Quảng Trị năm 2010
- [ebook] Nghèo của Dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Hiện trạng và thách thức ở các xã thuộc Chương trình 135 Giai đoạn II, 2006-2007
- [Báo cáo] Tóm tắt Chương trình Nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ: Hướng tới nền giáo dục có chất lượng và bình đẳng
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Dân số - Gia đình (10)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Tin học - CNTT (151)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
- Đề tài - Dự án (47)
No comments:
Post a Comment