CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

[Báo cáo] Một số nét khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học (Hoàng Anh)

| | 0 nhận xét
Ai cũng biết rằng báo chí và văn học nghệ thuật đều dùng ngôn từ như là thành tố số một trong việc xây dựng tác phẩm. Nhưng tính chất, đặc điểm và cách thức sử dụng ngôn từ ở chúng lại khác xa nhau. Nguyên do là bởi báo chí và văn học là hai hình thái ý thức xã hội hoàn toàn biệt lập đối với nhau.

Văn học có chức năng cơ bản là chức năng thẩm mỹ. Nó phản ánh thực tế bằng những hình tượng nghệ thuật vốn thoát thai từ cuộc sống nhưng lại in đậm dấu ấn riêng về quan niệm thẩm mỹ của tác giả. Nhà văn tiếp cận thực tiễn bằng cách miêu tả cái cụ thể, cái cá nhân (các tính cách cá thể trong hoàn cảnh cá thể), để rồi từ đó tạo dựng nên những hình ảnh điển hình (những tính cách điển hình trong các hoàn cảnh điển hình). 

Còn báo chí có chức năng chủ yếu là thông tin. Nó phản ánh hiện thực thông qua việc đề cập các sư kiện nóng hổi, những vấn đề bức xúc có thực của ngày hôm nay đang được đông đảo công chúng quan tâm, chờ đợi. Nhà báo tiếp cận thực tiễn bằng cách khảo sát những cái chung, cái phổ biến của các nhóm người (thậm chí của các giai tầng xã hội) có liên quan rồi trên cơ sở ấy khám phá ra bản chất của sư việc, hiện tượng.

Tác giả: Hoàng Anh
>> Kỷ yếu Đề tài khoa học Cấp bộ: Mối quan hệ giữa văn học và báo chí ở Việt Nam từ khi báo chí ra đời đến nay (2001)

File DOC - Download:
http://www.mediafire.com/?ekwalcftfx2i619

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel