CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

[Bài trích] Sự đan xen khuôn mẫu và biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí (Hoàng Anh)

| | 0 nhận xét
Dễ dàng nhận thấy là thông tin trên báo sinh động và hấp dẫn hơn nhiều so với những gì được ghi trên giấy chứng nhận sáng chế. Nguyên nhân thật đơn giản: Trong ngôn ngữ báo chí, người ta đã đan xen một cách hài hoà các thành tố khuôn mẫu với các thành tố biểu cảm; còn trong ngôn ngữ có tính chất kê khai của một giấy chứng nhận sáng chế, người ta chỉ dùng thuần nhất các thành tố khuôn mẫu mà thôi.

Nếu so sánh các phong cách chức năng trong ngôn ngữ về phương diện quan hệ giữa khuôn mẫu và biểu cảm, chúng ta nhận thấy: Trong phong cách hành chính - công vụ và phong cách khoa học, tính khuôn mẫu của cách thức diễn đạt đạt tới mức tối đa, nghĩa là không còn chỗ cho các thành tố biểu cảm. Trong phong cách văn học nghệ thuật, tính biểu cảm chiếm ưu thế so với tính khuôn mẫu; đặc biệt, trong một số tác phẩm thơ, tính biểu cảm có thể đạt tới mức tối đa. Riêng trong phong cách báo chí - chính luận, tính khuôn mẫu và tính biểu cảm của ngôn từ nằm trong quan hệ tương đối hài hoà, cân bằng.

Tác giả: Hoàng Anh
>> Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền (tháng 6 - 2000)

File DOC - Download:
http://www.mediafire.com/?z0vg08w3ikl6p7k

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel