CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

[Kỷ yếu] Cơ hội và thách thức đối với vùng dân tộc thiểu số khi Việt Nam gia nhập WTO (2008)

| | 0 nhận xét
[Ấn phẩm] Cơ hội và thách thức đối với vùng dân tộc thiểu số khi Việt Nam gia nhập WTO
Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự phát triển sâu, rộng của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Điều này đồng nghĩa kinh tế Việt Nam đứng trước cơ hội phát triển trên cơ sở xuất khẩu các loại hàng hóa và dịch vụ thế mạnh, mở rộng quan hệ đối tác thương mại, thu hút nhiều hơn đầu tư nước ngoài; Người dân có điều kiện tiếp cận với nhiều hàng hóa, dịch vụ đa dạng, chất lượng.

Hội nhập quốc tế sẽ làm cho đất nước nói chung và đồng bào các dân tộc nói riêng đứng trước nhiều vận hội và thách thức trong phát triển về kinh tế - xã hội, văn hóa và đời sống. Địa bàn cư trú, sinh sống lâu đời của các dân tộc đã và sẽ có nhiều cơ hội trong quy hoạch, đầu tư phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa, công nghiệp và hiện đại hóa. Hoạt động kinh tế, đời sống và văn hóa của các dân tộc có điều kiện để hội nhập vào xu thế phát triển chung của quốc gia. Các vấn đề về dân số và chất lượng dân số, lao động và nguồn lực lao động trong đồng bào các dân tộc cũng có nhiều cơ hội để phát triển về chất lượng…

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội có tính thời đại trên đây, cộng đồng các dân tộc thiểu số nước ta trong bối cảnh hội nhập cũng đứng trước không ít thách thức. Với các lý do về lịch sử, địa lý, vùng dân tộc thiểu số Việt Nam chủ yếu là vùng sâu, vùng xa, không thuận lợi trong tiếp cận thị trường, khó cạnh tranh với các vùng khác trong hội nhập kinh tế. Các dân tộc nước ta còn ở trong thực trạng phát triển thấp và không đồng đều về kinh tế - xã hội. Nhiều dân tộc còn ở trình độ kinh tế tự cung tự cấp, kinh tế hàng hóa chưa phát triển; Tập tục canh tác còn thủ công. Về xã hội bên cạnh những tập quán tiến bộ giàu bản sắc văn hóa thì còn nhiều tập tục lạc hậu, lỗi thời…, cản trở không nhỏ đến phát triển và hội nhập vào nền kinh tế hàng hóa, vào văn minh công nghiệp của nhân loại. Chất lượng dân số về số lượng, trí lực, thể lực và chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo… đáp ứng nhu cầu kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn rất thấp, bất cập, so với nhu cầu phát triển của đất nước, địa phương và của chính các dân tộc.

Để chủ động phát huy những cơ hội, hạn chế những khó khăn đối với vùng dân tộc miền núi khi Việt Nam hội nhập WTO, Ủy ban Dân tộc cần nghiên cứu tham mưu, đề xuất chính sách, giải pháp phù hợp đẩy mạnh khai thác tiềm năng, thế mạnh, tạo điều kiện để đồng bào dân tộc tích cực tham gia vào sự phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo.

Với chức năng nghiên cứu, cung cấp luận cứ, cơ sở khoa học phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc. Để tạo ra diễn đàn thảo luận góp phần làm rõ những cơ hội và thách thức đối với vùng dân tộc thiểu số khi Việt Nam ra nhập WTO, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, Viện Dân tộc tổ chức Hội thảo “Cơ hội và thách thức đối với vùng dân tộc thiểu số khi Việt Nam gia nhập WTO’’.

Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được nhiều báo cáo chuyên đề của các nhà khoa học, các cơ quan quản lý ở trung ương và địa phương…Các báo cáo đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc, lòng tâm huyết, sự trăn trở của nhiều tác giả, đối với công tác dân tộc; nhiều ý kiến phân tích rõ ràng, có tính thuyết phục về những thuận lợi và khó khăn đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số khi Việt Nam gia nhập WTO.

Chúng tôi trân trọng ghi nhận những đóng góp hết sức quý báu của các tác giả. Để chia sẻ thông tin, chúng tôi tập hợp các bài viết để xuất bản thành cuốn Kỳ yếu hội thảo “Cơ hội và thách thức đối với vùng dân tộc thiểu số khi Việt Nam gia nhập WTO”. Cuốn sách sẽ là tập tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà hoạt động thực tiễn về lĩnh vực công tác dân tộc.

Nội dung chính của sách gồm các phần: 

- Cơ hội và thách thức đối với vùng dân tộc thiểu số khi Việt Nam gia nhập WTO - phân tầng xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số nước ta - GS, TSKH Lê Du Phong
- Cơ hội và thách thức đối với vùng dân tộc thiểu số trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO - một số vấn đề phương pháp luận - Thiếu tướng, PGS, TS Lê Văn Cương
- Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số trong thời kỳ hội nhập -TS Phan Văn Hùng
- Tình hình thực hiện các mục tiêu giảm nghèo ở vùng dân tộc và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa - ThS Nguyễn Lâm Thành
- Tăng trưởng, giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số khi Việt Nam gia nhập WTO - PGS, TS Diệp Đình Hoa
- Nông nghiệp các tỉnh vùng miền núi phía bắc - cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập - ThS Hà Đình Tuấn
- Hội nhập kinh tế quốc tê và những tác động của nó tới thương mại và thị trường miền núi - TS Doãn Công Khánh
- Vai trò và tác động của việc ra nhập WTO đối với vùng dân tộc và miền núi trong xuất khẩu hàng nông sản - Vi Xuân Hoa
- Nghề thủ công cổ truyền các dân tộc ở nước ta - Diện mạo và những vấn đề đang đặt ra - PGS, TS Lâm Bá Nam
- Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở vùng đồng bào thiểu số và miền núi - PGS, TS Phạm Trung Lương
- Xã làm chủ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng - bài học cho giai đoạn II Chương trình 135 (2006 - 2010) - TS Đào Huy Khuê - Đặng Minh Ngọc - Nguyễn Thanh Hải
- Một số vấn đề về công tác dân vận ở vùng dân tộc thiểu số trong thời kỳ hội nhập - Đinh Hồng Vận
- Chính sách dân tộc và yêu cầu đổi mới khi Việt Nam hội nhập quốc tế - PGS, TS Lê Ngọc Thắng
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc đáp ứng yêu cầu hội nhập - TS. Nguyễn Hữu Ngà
- Vấn đề phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay - GS Đặng Cảnh Khanh
- Bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số - TS Lò Giàng Páo
- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở vùng dân tộc và miền núi - TS Bùi Thị Ngọc Diệp
- Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trong tình hình mới - ThS Ma Thế Luận
- Nhận thức và hành động của Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi Việt Nam gia nhập WTO - Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế
- Vấn đề nhận thức và hành động của cơ quan làm công tác dân tộc của địa phương sau khi Việt Nam gia nhập WTO - Ban Dân tộc tỉnh An Giang
- Nhận thức và hành động của cơ quan làm công tác dân tộc của địa phương khi Việt Nam gia nhập WTO - Ban Dân tộc tỉnh Đắc Lắc
- Một số vấn đề về kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai khi Việt Nam gia nhập WTO - Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai

Tác giả: Viện Dân tộc (Ủy ban Dân tộc)
Nhà xuất bản: Lý luận Chính trị
Số trang: 310
Xuất bản: Tháng 8/2008

Để tham khảo nội dung cuốn Sách, đề nghị liên hệ: Phòng Thông tin Tư liệu - Trung tâm Thông tin - Ủy ban Dân tộc

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel