Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: KonTum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, có diện tích tự nhiên là 5464,1 nghìn ha, chiếm 16,6% diện tích đất của cả nước.
Hiện nay, nơi đây có hơn 47 dân tộc cư trú, trong đó có 12 dân tộc thiểu số tại chỗ. Đồng bào dân tộc thiểu số đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên và cả nước. Trong số các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, dân tộc Ê Đê có dân số đông thứ hai (sau dân tộc Gia Rai) và sống tập trung chủ yếu tại tỉnh Đắk Lắk.
Trước đây, người Ê Đê thường sống tập trung ở Buôn Ma Thuột và các vùng lân cận. Từ sau năm 1975, theo chính sách kinh tế mới, một số dân tộc khác đã di cư và sinh sống xen kẽ với người Ê Đê bản địa. Không gian sống cũng như đời sống kinh tế, văn hóa chính trị của người Ê Đê phá vỡ và biến đổi. Tình hình an ninh, chính trị tại đây cũng có những diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch, đặc biệt là tổ chức phản động FULRO lưu vong luôn không ngừng tìm mọi thủ đoạn và âm mưu gây chia rẽ khối Đại đoàn kết toàn dân, dẫn đến cuộc bạo loạn năm 2001 và năm 2004 với mục đích công khai hóa cái gọi là “Nhà nước cộng hòa Đềga độc lâp” gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự và an ninh Quốc gia.
Trước đây, có khá nhiều công trình nghiên cứu về Đất và người ở Tây Nguyên đã được công bố nhưng đa phần ở dạng tổng quát, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về vai trò và tác động của cộng đồng dân tộc Ê Đê trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng.
Do đó, nghiên cứu, khảo sát một cách toàn diện về cộng đồng dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk là một việc làm cần thiết trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa hiện nay ở Việt Nam.
Trên cơ sở đó, PGS.TS Hà Đình Thành đã chủ biên cuốn sách: “Cộng đồng dân tộc Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay”. Sách do Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa ấn hành năm 2012. Cuốn sách dày 258 trang, khổ 14,5x20,5cm. Ngoài phần Lời giới thiệu, Lời nói đầu, Danh mục các từ viết tắt, Tài liệu tham khảo và Mục lục, nội dung của cuốn sách được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tỉnh Đắk Lắk và dân tộc Ê Đê .
Chương 2: Cộng đồng dân tộc Ê Đê trong đời sống chính trị - xã hội ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
Chương 3: Các nhân tố tác động đến cộng đồng dân tộc Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
Nội dung của cuốn sách đã đánh giá khá chi tiết và đầy đủ về đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa của người Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là văn hóa chính trị. Nhóm tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề về đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa tôn giáo của người Ê Đê và đưa ra các nhận xét về những mặt tích cực, mặt tiêu cực và những biến đổi của người Ê Đê. Từ đó, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp của người Ê Đê nhằm đảm bảo khối đại đoàn kết các dân tộc, chống lại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Có thể nói, cuốn sách này là tài liệu tham khảo có giá trị đối với các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý trong giai đoạn hiện nay.
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Dân số - Gia đình (10)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Tin học - CNTT (151)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Đề tài - Dự án (47)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
No comments:
Post a Comment