CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

[Bài trích] Công tác Dân số - KHHGĐ ở Tỉnh Kon Tum

| | 0 nhận xét
Kon Tum là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới nằm ở Bắc Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên hơn 9.614 km2 với dân số hơn 405 ngàn người, thuộc 28 dân tộc anh em chung sống; trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm hơn 53%. Toàn tỉnh có 97 xã, phường, thị trấn với 823 khu dân cư thuộc 8 huyện và 1 thị xã. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 24,97% tương ứng với 2.200 hộ; trình độ dân trí thấp, tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về công tác dân số và chính sách dân số và còn có tư tưởng thực dụng "Trời sinh voi, trời sinh cỏ", sinh đẻ không có kế hoạch đã làm cho tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh ở mức cao.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa phương và trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của UBTW MTTQ Việt Nam và của tỉnh về công tác dân số- KHHGĐ trong những năm qua Ban thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo, hướng dẫn Mặt trận các cấp, phối hợp với các tổ chức thành viên thông qua cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" để lồng ghép triển khai thực hiện công tác DS-KHHGĐ đến tất cả các địa bàn dân cư trong tỉnh. Hàng năm trên cơ sở chương trình, công tác của Mặt trận các cấp, tỉnh Kon Tum đã tiến hành tổ chức ký kết giao ước thi đua thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" theo các "Cụm huyện, thị xã", các "Cụm xã, phường, thị trấn" và các "Cụm khu dân cư", đề ra các nội dung, tiêu chí cụ thể, thiết thực phù hợp để nhân dân phấn đấu thực hiện trong đó tiêu chí thực hiện chính sách Dân số- KHHGĐ như đăng ký xây dựng gia đình "No ấm, khoẻ mạnh, văn hóa, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc"; đăng ký khu dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên là một trong những nội dung quan trọng để các cộng đồng dân cư làm cơ sở bình xét, công nhận các danh hiệu thi đua; đồng thời đẩy mạnh phát triển các mô hình sinh hoạt cộng đồng, xây dựng câu lạc bộ dân số... trên cơ sở đó để từng bước xây dựng "gia đình văn hoá", "khu dân cư tiên tiến" và "làng văn hoá", "tổ dân phố văn hoá"...
Thông qua chương trình tập huấn công tác Mặt trận hàng năm, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh phối hợp với ngành Dân số bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ Mặt trận cơ sở và khu dân cư về công tác Dân số-KHHGĐ nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng tuyên truyền vận động nhân dân ở địa bàn dân cư thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ. Thường xuyên phối hợp tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, kịp thời bổ sung và hoàn thiện những quy định về chính sách Dân số - KHHGĐ vào quy ước, hương ước thôn, làng để cộng đồng dân cư quản lý và thực hiện.
Riêng đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng bà con tham gia hoạt động tôn giáo ngoài việc thường xuyên tổ chức tuyên truyền vận động trực tiếp trong nhân dân, trong thời gian qua MTTQ tỉnh Kon Tum còn phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ban Tôn giáo và ngành Dân số tỉnh tổ chức các hội nghị tọa đàm trong chức sắc các Tôn giáo, các già làng, trưởng bản và những người có uy tín trong cộng đồng dân cư về công tác Dân số -KHHGĐ, thông qua đó để phát huy vai trò, vị trí của các vị trong việc vận động bà con giáo dân, bà con các dân tộc thiểu số tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả chính sách Dân số- KHHGĐ tại địa bàn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.
Đặc biệt thực hiện Nghị quyết 0l của Tỉnh uỷ về phân công các cơ quan đơn vị của tỉnh, của huyện nhận đỡ đầu các xã khó khăn, ngoài việc giúp đỡ cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự tại địa bàn các cơ quan, đơn vị còn ký kết trách nhiệm với ngành dân số để tổ chức triển khai thực hiện chương trình Dân số - KHHGĐ đến từng cộng đồng dân cư. Nhờ thường xuyên phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân về công tác dân số và chính sách Dân số - KHHGĐ trên địa bàn của tỉnh đã góp phần làm cho đời sống các mặt của người dân từng bước được cải thiện, hạ thấp tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh từ 23,33% năm 2005 giảm xuống còn 19,63% năm 2007; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên từ 31% năm 2005 giảm xuống còn 26% năm 2007; số con bình quân của 1 phụ nữ giảm còn 2,58 con năm 2007; tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 62%, đóng góp đáng kể vào công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 31,84% năm 2005 xuống còn 24,97% vào cuối năm 2007. Đặc biệt thông qua cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" Mặt trận Tổ quốc các cấp đã có nhiều hình thức tuyên truyền vận động đến từng địa bàn dân cư, từng bước nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư đã góp phần xây dựng được 51.364 hộ gia đình văn hoá; 688 khu dân cư tiên tiến và 279 khu dân cư được các cấp công nhận đạt danh hiệu "làng văn hoá".
Có thể khẳng định rằng, việc lồng ghép triển khai công tác DS-KHHGĐ trong cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" đã thực sự có tác dụng thúc đẩy phong trào xây dựng "Gia đình văn hóa", "Khu dân cư tiên tiến" bảo đảm chất lượng cao hơn, tạo thành nền tảng vững chắc tiến tới xây dựng "Làng văn hóa", "Tổ dân phố văn hoá" góp phần xây dựng tỉnh Kon Tum phát triển giàu mạnh.
Bên cạnh những kết quả đã nêu trên, hiện nay công tác DS-KHHGĐ lồng ghép trong cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" của Mặt trận các cấp tỉnh Kon Tum vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, đó là tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao, , việc tảo hôn ở vùng sâu, vùng xa chưa có giải pháp triệt để, chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ tham gia làm công tác dân số chưa được quan tâm; nguồn lực đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ còn nhiều hạn chế, việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ chưa đồng bộ...
Công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chính sách DS-KHHGĐ chủ yếu là lồng ghép trong quá trình triển khai thực hiện 6 nội dung cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư"; hơn nữa trình độ nhận thức và hiểu biết của bà con vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại trong bà con tham gia sinh hoạt tôn giáo còn thấp, bên cạnh đó một bộ phận đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức thiếu gương mẫu trong việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ đã tác động đến công tác vận động nhân dân.
Để lồng ghép triển khai có hiệu quả công tác DS-KHHGĐ gắn với đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" thực hiện mục tiêu gia đình ít con, khoẻ mạnh, tăng dân số cơ học thích hợp tiến tới ổn định quy mô dân số để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực cao, đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH của đất nước trong thời gian tới chúng ta cần tiến hành một số nội dung như sau:
Thứ nhất: Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác DSGĐTE, từng bước kiện toàn, củng cố và ổn định hệ thống tổ chức làm công tác dân số ở các cấp, xây dựng các chương trình phối kết hợp đồng bộ để huy động sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể tổ chức xã hội đối với công tác DS-KHHGĐ.
Thứ hai: Tiếp tục phát huy tốt vai trò chủ trì của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và các ngành liên quan nhằm đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân về Dân số- KHHGĐ, coi công tác dân số là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình phát triển bền vững, nâng cao chất lượng dân số, nâng cao đời sống các mặt của nhân dân, góp phần ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Thứ ba: Tăng cường vai trò gia đình, vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc, các vị chức sắc các tôn giáo để vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả công tác dân số và chính sách dân số, kịp thời bổ sung và hoàn thiện các quy ước, hương ước của thôn, làng, khuyến khích việc cải thiện các mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình để xây dựng gia đình theo tiêu chuẩn "No ấm, khoẻ mạnh, văn hóa, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc" hướng tới từng bước xã hội hoá trong nhiều lĩnh vực của công tác DS- KHHGĐ ở cộng đồng dân cư nhằm thực hiện tốt chương trình, mục tiêu tổng quát đến năm 2010, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nướcq
                                                                                                         Cao Nguyên

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel