Trong số 12 dân tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơ me ở Việt Nam (với 170 vạn người, chiếm 2,63% dân số cả nước) thì dân tộc Khơ mú đứng hàng thứ 8 về dân số. Theo số liệu của cuộc Tổng điều tra dân số toàn quốc năm 1989, Khơ mú có 42.853 nhân khẩu (chiếm 0,07% dân số cả nước) với nhiều tên gọi khác nhau như Xá, Xá Cẩu, Khả Cẩu, Mãng Bẩu, Pu Thênh, Tày Hạy, Mứn Xen,… Họ cư trú rải rác ở các tỉnh thuộc phía tây Tổ quốc từ Lai Châu đến Hà Tĩnh và một số ít mới chuyển cư vào Đồng Nai, nhưng tập trung nhất vẫn là ở các tỉnh: Nghệ An, Lai Châu và Sơn La.
Tổ tiên người Khơ mú đã từng là chủ nhân của một vùng đất đai rộng lớn của nước Lào hiện nay. Sau khi người Lào chiếm Luông Pha Băng phần lớn người dân Khơ mú trở thành những người có cuộc sống phụ thuộc. Đặc biệt từ khi có các cuộc xâm lăng của phong kiến Xiêm La thế kỷ 18 – 19 vào Lào, người Khơ mú hầu như hoàn toàn bị lệ thuộc và trở thành những nông nô của tầng lớp phong kiến thống trị và các chúa đất địa phương.
Nhân dân các dân tộc Lào, trong đó có dân tộc Khơ Mú đã nhiều lần nổi lên chống lại chế độ áp bức của phong kiến, ngoại bang nhưng đề bị thất bại. Do đó họ phải di chuyển đi các vùng đất khác, vừa để lánh nạn, vừa để tìm kế sinh nhai. Trong đó một bộ phận đáng kể di chuyển sang Việt Nam, theo hai hướng; Một hướng vào khu vực miền Trung và một hướng lên Tây Bắc. Đồng bào sống với những người đồng tộc của mình, tuy dân số không nhiều nhưng đã từng sinh tụ nhiều đời ở những vùng đất đó và xen kẽ với các dân tộc khác của Việt Nam, nhất là với dân tộc Thái mà dần dần họ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ về nhiều mặt từ kinh tế, xã hội đến văn hóa của dân tộc Thái. Một bộ phận khác đã di chuyển sang Thái Lan sinh sống và trở thành tổ tiên của những người Khơ mú ở khu vực thuộc các tỉnh Nan, Chiềng Rai hiện nay.
Do đến Việt Nam tương đối muộn, những nơi thuận tiện như đất tốt, rừng nhiều, tiện đường giao thông, gần các sông suối lớn, v.v… đều đã có chủ nên người Khơ mú phải phiêu tán đến nhiều địa phương khác nhau, thường là cư trú ở vùng rẻo giữa với cuộc sống du canh du cư, đốt rừng làm rẫy.
Trong hai, ba chục năm trở lại đây, Nhà nước ta thực hiện chính sách định canh định cư cho đồng bào các dân tộc thiểu số còn có cuộc sống du canh du cư thì Khơ mú là một đối tương quan trọng của cuộc vận động này. Ở nhiều địa phương đồng bào đã có cuộc sống ổn định, cơ sở hạ tầng như các công trình công cộng, nhà cửa, chuồng trại được xây dựng khá khang trang. Nhiều nơi ngoài trồng trọt trên rẫy và trên ruộng, đồng bào còn phát triển chăn nuôi, mở mang các ngành nghề, làm dịch vụ, v.v… Song nhìn chung, Khơ mú vẫn là một trong những dân tộc có cuộc sống khó khăn nhất trong 53 dân tộc thiểu số ở nước ta.
Nội dung chính của sách gồm các phần:
- Chương I:
I/ Môi trường tự nhiên
II/ Tộc danh và lịch sử tộc người
III/ Dân cư, dân số
- Chương II:
I/ Kinh tế truyền thống
II/ Kinh tế hiện nay
- Chương III:
I/ Làng Bản
II/ Dòng Họ
III/ Gia đình và hôn nhân
- Chương IV:
I/ Văn hóa vật chất:
+ Nhà cửa, trang phục
+ Ăn uống
II/ Văn hóa tinh thần:
+ Tôn giáo, tín ngưỡng, văn học nghệ thuật dân gian
+ Tri thức địa phương
Tác giả: Khổng Diễn - Chủ biên (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia Viện Dân tộc học)
Bùi Minh Đạo - Nguyễn Thế Huệ - Đào Huy Khuê - Nguyễn Ngọc Thanh
Nhà xuất bản: Văn hóa Dân tộc
Số trang: 343
Xuất bản: Năm 1999
Để tham khảo nội dung cuốn Sách, đề nghị liên hệ:
Phòng Thông tin Tư liệu - Trung tâm Thông tin - Ủy ban Dân tộc
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Dân số - Gia đình (10)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Tin học - CNTT (151)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Đề tài - Dự án (47)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
No comments:
Post a Comment