Rơmăm là một trong năm dân tộc thiểu số nước ta có số dân ít nhất. Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số nước ta năm 1999, dân tộc Rơmăm có 352 người. Địa bàn cư trú của đồng bào là làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, nằm ở khu vực ngã ba biên giới giữa Việt Nam, Lào và Campuchia.
Cho đến nay, Rơmăm là một dân tộc còn rất ít được nghiên cứu. Trong các tác giả quan tâm đến người Rơmăm ta có thể kể Henri Mactre với công trình Les Jungles Moi. Nguyễn Văn Huy, La Công Ý, Đỗ Huy Bình với bài nghiên cứu Người Rơmăm; Tập thể tác giả Viện Dân tộc học với công trình Các dân tộc thiểu số Việt Nam và gần đây là Nguyễn Thế Huệ là tác giả cuốn Dân số và phát triển của dân tộc Brâu, Rơmăm ở Tây Nguyên.
Về phương diện ngôn ngữ, người Rơmăm nói tiếng Môn Khme, thuộc ngữ hệ Nam Á.
Về phương diện nhân chủng, người Rơmăm thuộc nhóm loại hình nhân chủng Nam Á, thuộc tiểu chủng Nam Mongoloit, đại chủng Mongoloit.
Về mặt xã hội cho đến trước năm 1945, đồng bào đã chuyển sang chế độ phụ quyền, tuy nhiên vẫn còn bảo lưu một số yếu tố mẫu hệ, trong phạm trù tan rã của chế độ công xã nguyên thủy.
Về phương diện văn hóa, đồng bào là cư dân trồng trọt, làm rẫy, một số nghề truyền thống như trồng bông, se sợi để tự túc vải mặc. Nghề đánh cá ở đồng bào dân tộc đặc biệt phát triển.
Nội dung chính của sách gồm các phần:
- Phần thứ nhất: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc Rơmăm sinh sống
- Phần thứ hai: Đặc điểm tộc người, thực hiện chính sách và thực trạng dân tộc Rơmăm
- Phần thứ ba: Một số giải pháp bảo tồn và phát triển dân tộc Rơmăm
Tác giả: TS. Phan Văn Hùng
Nhà xuất bản: Lý luận Chính trị
Số trang: 243
Xuất bản: Tháng 3 năm 2007
Để tham khảo nội dung cuốn Sách, đề nghị liên hệ:
Phòng Thông tin Tư liệu - Trung tâm Thông tin - Ủy ban Dân tộc
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
[Sách] Dân tộc Rơmăm truyền thống và phát triển (2007)

- Hình tượng điêu khắc ở chùa Khmer Nam bộ qua truyện kể dân gian
- Hát quan lang trong đám cưới người Tày ở Cao Bằng
- Phong tục cưới xin của người Sán Chí ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
- Nhạc cụ thiêng của đồng bào Tây Nguyên
- Nhà rông, biểu tượng tâm linh của người Gia Rai
- Người phụ nữ và xã hội mẫu hệ trong sử thi Tây Nguyên
- Món ăn trong Lễ hội: Nét văn hóa đặc sắc của người Tà Ôi
- Mảnh hồn Chàm
- Lễ xé pang ả của người Kháng Điện Biên
- Lễ nhập KÚT (DĂNK BATALANG TAMƯ¬ KUT) của người Chăm Bàlamôn
- Hơr H'mô Rôông Râu (Lễ mừng nhà rông mới của dân tộc Gia Rai ở Kon Tum)
- Hình tượng con voi trong điêu khắc Chăm
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Dân số - Gia đình (10)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Tin học - CNTT (151)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
- Đề tài - Dự án (47)
No comments:
Post a Comment