Nước ta có 54 dân tộc anh em, lại ở khu vực địa lý có nhiều thuận lợi song điều kiện tự nhiên cũng rất khắc nghiệt. Do yêu cầu tồn tại và phát triển, cư dân ở Việt Nam phải liên kết nhau lại, hợp sức để khai phá đất hoang, phòng chống thiên tai và kẻ thù xâm lược. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, cộng đồng các dân tộc Việt Nam luôn sát cánh bên nhau chinh phục tự nhiên, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước và sáng tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần kết thành bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, phần lớn các dân tộc thiểu số thường cư trú ở miền núi, chiếm ¾ diện tích cả nước. Đây là khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn mà trước hết là tiềm lực về tài nguyên rừng và đất rừng. Không những thế, miền núi còn có vai trò đặc biệt quan trọng về an ninh - quốc phòng và môi trường sinh thái đối với cả nước. Vị trí chiến lược quan trọng của địa bàn cư trú các dân tộc thiểu số và miền núi đã được thực tiễn lịch sử khẳng định. Từ xưa đến nay, các thế lực thù địch bên ngoài thường sử dụng địa bàn miền núi để xâm lược, xâm nhập, phá hoại sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Miền núi đã từng là căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; là điểm tựa vững chắc trong chiến tranh bảo vệ biên giới. Hiện nay, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới miền núi là thành lũy vững chắc của Tổ quốc, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm qua, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước và các cấp bộ ngành quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, song do những nguyên nhân lịch sử, xã hội và hoàn cảnh tự nhiên nên đời sống các dân tộc thiểu số, miền núi Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Một số dân tộc ít người do cư trú trên địa bàn có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hệ thống hạ tầng xã hội phát triển chậm, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu…dẫn đến đời sống bấp bênh, đói nghèo, bệnh tật… Khoảng cách giàu nghèo giữa vùng dân tộc thiểu số, miền núi với vùng đồng bằng, đô thị ngày càng cách xa.
Trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, cần phải huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm phát triển toàn diện vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi, góp phần giảm sự chênh lệch về mức sống và hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các dân tộc; gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh và phát triển văn hóa xã hội, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay.
Cuốn sách “Dân tộc và phát triển” của Tiến sĩ Hoàng Xuân Lương góp phần làm rõ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa, thực trạng và tiềm năng phát triển của địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi nước ta; Những nhân tố tác động, vấn đề đặt ra, đồng thời xây dựng hệ thống giải pháp thiết thực nhằm phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, nâng cao mức sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số, miền núi nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Nội dung chính của sách gồm các phần:
- Văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc
- Vài nét về truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam
- Tư tưởng, tình cảm Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam
- Tư tưởng Hồ Chính Minh về bảo vệ biên giới quốc gia
- Những vấn đề cơ bản về dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
- Cần một chiến lược phát triển toàn diện và bền vững vùng dân tộc, miền núi
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc trong tình hình mới
- Nguồn nhân lực - Yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi
- Một số giải pháp khắc phục khó khăn, hạn chế nhằm bảo đảm quyền phát triển các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc
- Vài nét văn hóa truyền thống của đồng bào Mông ở Việt Nam
- Những đặc trưng văn hóa của dân tộc Kưm Mụ
- Khát vọng cao nguyên đá
Tác giả: TS. Hoàng Xuân Lương
Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
Số trang: 302
Xuất bản: Tháng 5/2013
Để tham khảo nội dung cuốn Sách, đề nghị liên hệ:
Phòng Thông tin Tư liệu - Trung tâm Thông tin - Ủy ban Dân tộc
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Dân số - Gia đình (10)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Tin học - CNTT (151)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Đề tài - Dự án (47)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
No comments:
Post a Comment