Khu
dân cư Đà Vỹ Dưới (xã Quốc Phong, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) có diện tích
132 ha, dân số có 213 nhân khẩu với 52 hộ, có hai dân tộc Tày, Nùng cùng chung
sống; bà con nhân dân nơi đây chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Trước đây, Đà Vỹ Dưới
có 15/52 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 28,84%); đường giao thông là đường đất đi lại gặp
nhiều khó khăn; 80% các hộ dân chăn nuôi gia súc ở dưới gầm nhà sàn; các công
trình vệ sinh đa phần dùng bằng hố đất, bằng tre nứa tạm bợ, chưa có nhà tắm;
chưa có nhà sinh hoạt cộng đồng; các tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp;
phong tục tập quán sinh hoạt còn theo nếp cũ, lạc hậu…
Tháng
11.2010, sau khi nghiên cứu, học tập mô hình “Thực hiện hài hòa xóa đói giảm
nghèo và bảo vệ môi trường” (Thực hiện hài hòa XĐGN và BVMT) tại xã Tự Do (huyện
Quảng Uyên), được sự hướng dẫn của Ủy ban MTTQ huyện Quảng Uyên, Ủy ban MTTQ xã
Quốc Phong đã chọn khu dân cư Đà Vỹ Dưới triển khai xây dựng mô hình điểm khu
dân cư “Thực hiện hài hòa XĐGN và BVMT” ở địa phương; tham mưu cho Đảng ủy xã
ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo xã gồm có: Phó Bí thư Đảng ủy làm Trưởng
ban, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ xã làm Phó trưởng ban, Trưởng ban công tác Mặt trận
Đà Vỹ Dưới làm Phó trưởng ban và các trưởng đoàn thể xã làm thành viên; đồng thời,
ban hành Quyết Định thành lập Ban vận động ở khu dân cư Đà Vỹ Dưới gồm có: Trưởng
ban công tác Mặt trận làm Trưởng ban, trưởng xóm làm Phó ban và trưởng các đoàn
thể khu dân cư làm thành viên.
Ban
công tác Mặt trận khu dân cư Đà Vỹ Dưới đã tham mưu cho cấp ủy đảng ra nghị quyết
giao cho Ban công tác Mặt trận khu dân cư chủ trì phối hợp với các tổ chức đoàn
thể xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện xây dựng mô hình “Thực hiện hài hòa
XĐGN và BVMT”. Đồng thời, tổ chức họp phổ biến nghị quyết của Chi bộ, quyết định
thành lập Ban chỉ đạo xã, Ban vận động khu dân cư và thông qua kế hoạch hướng dẫn
xây dựng mô hình; thành lập 4 tổ tự quản môi trường, mỗi tổ có từ 10 gia đình
trở lên theo địa bàn dân cư. Tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng môi trường
trong khu dân cư; dự thảo quy ước, hương ước về bảo vệ môi trường và tổ chức họp
nhân dân thông qua nội dung quy ước, hương ước để nhân dân bàn và góp ý. Tổ chức
cho 52 hộ gia đình ký cam kết thực hiện bảo vệ môi trường. Phối hợp với Ủy ban
MTTQ tỉnh, huyện và Ban chỉ đạo xã tổ chức tập huấn cho các cán bộ, đoàn viên,
hội viên và nhân dân, các hộ gia đình ở khu dân cư về thực hiện mô hình “Thực
hiện hài hòa XĐGN và BVMT”. Nội dung tập huấn bao gồm: Nghị quyết số 41 - NQ/TW
của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước; Luật Bảo vệ môi trường; một số nội dung về nước sạch và vệ sinh
môi trường, ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng… Nhân ngày Môi trường thế
giới 5/6 hằng năm, Ban công tác Mặt trận khu dân cư đã phối hợp tổ chức họp
toàn thể nhân dân khu dân cư để báo cáo kết quả các hoạt động về bảo vệ môi trường
trong năm, đánh giá việc tự giác chấp hành bản cam kết bảo vệ môi trường của
các hộ gia đình đã đăng ký với 12 nội dung cụ thể; biểu dương những hộ gia đình
làm tốt và góp ý, phê bình những hộ gia đình chưa làm tốt về bảo vệ môi trường
để các gia đình cùng rút kinh nghiệm và tổ chức thực hiện có nề nếp, hiệu quả
hơn; tổ chức ra quân làm vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm…
Kết quả
thực hiện mô hình “Thực hiện hài hòa XĐGN và BVMT” đã góp phần nâng cao
nhận thức, trách nhiệm của các ngành, Mặt trận, các đoàn thể và nhân dân khu
dân cư về BVMT. Đến nay, ở Đà Vỹ Dưới, các hộ gia đình, mỗi người dân trong cộng
đồng dân cư đã có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, đường làng
ngõ xóm phong quang sạch đẹp; toàn khu dân cư có 100% hộ gia đình được sử dụng
hệ thống nước sạch; 100% đường làng được bê tông hóa; xây dựng nhà sinh hoạt cộng
đồng với diện tích là 150m2 với trị giá 105 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng
góp 60 triệu đồng; vận động nhân dân đưa chuồng gia súc ra khỏi gầm nhà sàn được
45/52 hộ (đạt tỷ lệ 86,53%); có 90% hộ gia đình có công trình phụ hợp vệ sinh;
các tệ nạn xã hội giảm rõ rệt, không có người nghiện ma túy; các phong tục
tập quán cũ được tổ chức theo nếp sống mới, tiết kiệm, gọn nhẹ phù hợp với
phong tục và điều kiện kinh tế của địa phương. Phong trào giúp nhau phát triển
kinh tế, xóa đói giảm nghèo được nhân dân đồng tình hưởng ứng và tích cực tham
gia. Bà con nhân dân đã biết áp dụng khoa học - kỹ thuật, đưa giống cây trồng,
vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất. Qua đó, góp phần đưa sản lượng lương thực
bình quân của Đà Vỹ Dưới đạt 45 tạ/ha; lương thực bình quân đầu người đạt 500kg
người năm; phát triển tăng tổng đàn lợn lên 140 con, trâu và bò có 82 con, gia
cầm các loại có trên 1.100 con; người dân trong khu dân cư đã mua sắm được 15
máy cày và có 40 máy tuốt lúa phục vụ sản xuất. Tỷ lệ hộ nghèo gảm còn 5/52 hộ,
chiếm tỷ lệ 9,61% và ở mức thấp so với toàn tỉnh (tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Cao Bằng
tính đến hết năm 2012 là 28,38%). Không có căp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ
sinh con thứ 3; có 100% trẻ em đến độ tuổi đều được đến trường; 100% hộ gia
đình được sử dụng điện lưới quốc gia; trên 90% hộ gia đình có phương tiện nghe
nhìn; có 85% hộ gia đình có xe máy; năm 2012, khu dân cư có 88% hộ gia đình đạt
gia đình văn hóa; từ năm 2010 đến nay, khu dân cư Đà Vỹ Dưới liên tục đạt danh
hiệu khu dân cư văn hóa.
Với thành tích xuất sắc trong phát triển
kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong thực hiện mô hình “Thực hiện hài hòa XĐGN
và BVMT”, khu dân cư Đà Vỹ Dưới đã được cấp trên trao tặng những phần thưởng
cao quý; trong đó, Ủy ban MTTQ huyện Quảng Uyên tặng Giấy khen (năm 2010); Ủy
ban Trung ương MTTQ Việt Nam tặng Bằng khen (năm 20111); năm 2012 được công nhận
khu dân cư văn hóa 3 năm liên tục.
Kinh nghiệm từ xây dựng mô hình “Thực hiện
hài hòa XĐGN và BVMT” ở Đà Vỹ Dưới cho thấy, phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo của cấp ủy đảng, sự phối hợp của chính quyền, MTTQ với các tổ chức thành
viên, các ngành liên quan; phải thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận
động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường; thường xuyên kiểm tra, đánh giá, có
sơ tổng kết nhân rộng gương người tốt, việc tốt trong bảo vệ môi trường. Chú trọng
phát huy và khơi dậy được mọi tiềm năng, sức mạnh của mỗi người, mỗi gia đình
và cả cộng đồng, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong phong trào “Toàn dân tham
gia bảo vệ môi trường”. Trong quá trình xây dựng mô hình, phải thực hiện
tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để nhân dân tham gia
thực hiện. Xây dựng, bổ sung hương ước, quy ước cộng đồng nhằm phát huy vai trò
làm chủ nhân dân trong việc xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
Phát huy những kết quả đã đạt được, trong
thời gian tới, khu dân cư Đà Vỹ Dưới tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng mô hình “Thực hiện hài hòa XĐGN và BVMT” như: Tiếp
tục tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao nhận thức về xóa đói giảm nghèo và
bảo vệ môi trường gắn với thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên và
lâu dài; thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường
và thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường. Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy đảng,
sự phối hợp của chính quyền và các ngành chức năng; sự hướng dẫn, hỗ trợ kinh
phí của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp nhằm tiếp tục xây dựng mô hình thật sự là
điểm sáng trong phong trào “Toàn dân bảo vệ môi trường” của huyện và tỉnh. Tổ
chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 hằng năm
và vận động nhân dân ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom và chuyển chất thải,
xử lý nước thải, vệ sinh đường làng ngõ xóm, nơi công cộng; vận động nhân dân
làm tốt công trình xây nhà vệ sinh 2 ngăn, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm
di dời ra khỏi gầm sàn đảm bảo vệ sinh, an toàn; đoàn kết giúp nhau phát triển
kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; phấn đấu đến năm 2015 khu dân cư không còn hộ
nghèo, số hộ vươn lên làm giàu năm sau tăng hơn năm trước; góp phần nâng cao đời
sống vật chất, văn hóa tinh thân của nhân dân²
Hà Quang
No comments:
Post a Comment