CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

[Đề án] Nghiên cứu cơ bản và toàn diện về dân tộc Thái ở Việt Nam (1997)

| | 0 nhận xét
[Tài liệu] Nghiên cứu cơ bản và toàn diện về dân tộc Thái ở Việt Nam
Thực hiện tinh thần công văn số 671/TB (ngày 20-02-1993) của Văn phòng Trung ương Đảng thông báo ý kiến của thường trực Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương (Khóa VII) về việc giao cho Ủy ban Dân tộc và Miền núi xây dựng đề án cơ bản và toàn diện về dân tộc Thái, ngày 21-9-1994, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi đã ra quyết định số 86 QĐ/UB thành lập Ban chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án cơ bản và toàn diện về dân tộc Thái.

Đây là một đề án nghiên cứu tương đối hệ thống và cơ bản về một dân tộc, trong đó chú ý đến mối quan hệ lịch sử gắn với đặc điểm vùng cư trú, cùng sự tương hỗ với hơn 30 dân tộc anh em ở Tây Bắc và miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian gần đây bằng các kết quả điều tra khảo sát nghiên cứu tổng hợp; trên cơ sở đó, có những đề xuất về chính sách giải pháp chủ yếu nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và vùng cộng đồng người Thái nói riêng.

Để thực hiện mục tiêu nói trên, Ban chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án cơ bản và toàn diện về dân tộc Thái đã triển khai các bước cụ thể như sau:
1. Tổ chức điều tra xã hội học với 5.050 phiếu điều tra đối với các hộ gia đình người Thái cư trú tập trung ở 54 xã thuộc 21 huyện của 7 tỉnh; đồng thời thu thập số liệu thống kê về sự phát triển tổng hợp ở địa bàn để có sự so sánh toàn vùng với mức độ phát triển trong dân tộc Thái.
2. Tổ chức các đoàn đi khảo sát, thẩm định lại các số liệu điều tra và nghiên cứu sâu thêm những vấn đề cần tập trung làm sáng tỏ ở một số địa bàn dân tộc Thái.
3. Tổ chức tọa đàm với các đồng chí là cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu là người Thái công tác tại các cơ quan trung ương để lấy ý kiến tham gia vào dự thảo đề án.
4. Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của tỉnh ủy và ủy ban nhân dân một số tỉnh như: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa và Nghệ An (chủ yếu là bộ phận tham mưu về công tác dân tộc).
5. Các chuyên đề về nguồn gốc lịch sử dân tộc Tháy ở Đông Nam Á và Việt Nam, về cán bộ dân tộc Thái, về tỉnh hình an ninh, tư tưởng truong dân tộc Thái, về văn hóa dân tộc Thái; Ban chỉ đạo đã lựa chọn các chuyên gia nghiên cứu để cung cấp sâu các lĩnh vực nói trên.
6. Các chuyên viên cao cấp và lãnh đạp các Vụ thuộc Ủy ban Dân tộc và Miền núi cùng Hội đồng khoa học của cơ quan đã tham gia ý kiến cho dự thảo đề án.

Ban chỉ đạo xây dựng đề án cơ bản và toàn diện về dân tộc Thái đã xử lý những thông tin qua điều tra khảo sát, đã nghiêm túc xem xét và tiếp thu ý kiến tham gia đóng góp để tu chỉnh 5 lần dự thảo đề án nhằm đi tới một bản đề án trình lên Trung ương Đảng và Chính phủ xem xét.

Nội dung chính của sách gồm các phần: 
 1/ Đề án cơ bản và toàn diện về dân tộc Thái Việt Nam
2/ Các tài liệu điều tra cơ bản - Tổng hợp kết quả điều tra - Báo cáo phân tích kết quả điều tra
3/ Các báo cáo chuyên đề - Các Tộc người nói tiếng Thái ở Đông Nam Á và Việt Nam - Vấn đề cán bộ dân tộc Thái ở Việt Nam - Văn hóa Thái
4/ Các báo cáo của các địa phương

Tác giả: Ban chỉ đạo xây dựng đề án cơ bản và toàn diện về dân tộc Thái
Nhà xuất bản:
Số trang: 63
Xuất bản: Tháng 11/1997

Để tham khảo nội dung cuốn Sách, đề nghị liên hệ: Phòng Thông tin Tư liệu - Trung tâm Thông tin - Ủy ban Dân tộc

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel