CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

Nhân học y tế - hướng tiếp cận nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở vùng các tộc người thiểu số Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

| | 0 nhận xét
Sức khỏe là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phát triển của một cộng đồng tộc người, đặc biệt đối với các dân tộc thiểu số (DTTS). Cùng với sự phát triển tăng trưởng của kinh tế - xã hội, đời sống vật chất của người dân được nâng cao, vấn đề chăm sóc sức khỏe (CSSK), đặc biệt vấn đề CSSK các tộc người thiểu số trở thành vấn đề hàng đầu trong chiến lược về chương trình y tế quốc gia ở Việt Nam. Ngày 19/3/2001, Chính phủ đã ký Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010”, ưu tiên đầu tư cho vùng nghèo, vùng núi, vùng sâu, vùng xa về các hoạt động y tế dự phòng, y học cổ truyền, các hoạt động CSSK ban đầu tại y tế cơ sở,…. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn và mức độ sử dụng các dịch vụ y tế của người nghèo, các tộc người thiểu số, nên thực trạng chất lượng khám chữa bệnh của vùng tộc người thiểu số vẫn đang đặt ra nhiều vấn đề. Và sức khỏe của con người không còn là vấn đề riêng của ngành y tế mà đã trở thành vấn đề quan trọng và là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực, trong đó có nhân học. Trước những vấn đề trên, nhân học y tế sẽ tìm hiểu các cảm nhận của đối tượng nghiên cứu về thân thể, sức khoẻ và bệnh tật của họ cũng như các hành động của họ liên quan đến các vấn đề này. Không như các y, bác sĩ, các nhà nhân học y tế không nhất thiết phải hiểu biết chuyên ngành y, mà được đào tạo để biết cách áp dụng khoa học xã hội vào việc giúp hiểu rõ hơn về các vấn đề sức khoẻ của mọi người cũng như về cách thức mọi người tiếp nhận và xử trí các vấn đề sức khoẻ của họ.

Nguyễn Thị Thanh Vân

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel