(ĐCSVN)- Đứng trước những khó khăn và thách thức do tính chất và xu
thế của thời đại ngày nay, Đảng và nhân dân ta vẫn luôn kiên trì bước
theo con đường đã lựa chọn từ năm 1930: Độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng ta đã không ngừng tìm tòi và phát triển
tư duy lý luận của mình để hoàn thiện mô hình và con đường đi lên CNXH
ở nước ta. Trên cơ sở nhận thức về tính chất thời đại hiện nay và nhận thức mới
về vấn đề dân tộc - đoàn kết dân tộc, Đảng ta đã xác định ngày càng rõ
hơn về mô hình CNXH ở nước ta và con đường thực hiện nó.
Tiếp tục đường lối đã được xác định trong các Đại hội trước đây, tại
Đại hội IX, Đảng ta đã nêu lên mục tiêu chiến lược tổng thể của cách
mạng nước ta trong thời kỳ mới là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”. Đến Đại hội X, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh
vấn đề phát huy sức mạnh toàn dân tộc, coi đó là một trong bốn thành
tố của chủ đề Đại hội.
Đại hội X đã khẳng định “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh” chính là cơ sở để xây dung nên mô hình CNXH và con
đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Xác định mô hình CNXH của nước ta và con đường thực hiện mô hình
Trên cơ sở nhận thức về thời đại, nhận thức về dân tộc và sức mạnh dân
tộc, từ thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước, dựa trên nền tảng
của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã khai phá
ra một con đường mới cho dân tộc. Con
đường đó chưa có trong tiền lệ, nhưng nó không trái với nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và lại rất phù hợp với Việt Nam, mang đậm
dấu ấn của tư tưởng Hồ Chí Minh, thể hiện tư duy lý luận của Đảng ta
về CNXH không ngừng vận động và phát triển.
Nhận thức ấy được thể hiện qua quá trình:
Đại hội VI của Đảng ta đã nêu: “Phải kiểm kê lại toàn bộ tư duy của
chúng ta, chúng ta đã suy nghĩ như thế nào về CNXH, về công tác của
chúng ta, từ đó cái gì đúng thì giữ lại, cái gì sai cần phải sửa, phải
bổ sung”
Đại hội Đảng lần thứ VII đã thông qua “cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên CNXH”.
- Cương lĩnh là sản phẩm đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức về CNXH;
- Là sự kế thừa và vận dụng một cách sáng tạo Chính cương vắn tắt
(3/2/1930) và Luận cương (10/1930) cũng như Chính cương (năm 1951) của
Đảng .
- Đồng thời Cương lĩnh cũng là bước tiếp nối được mở đầu từ Đại hội VI
và phát triển lên một nấc thang cao hơn.
Cương lĩnh của Đảng (1991) thể hiện sự nhận thức lại cho đúng những
quan điểm của Mác-Angghen, Lênin, Hồ Chí Minh về CNXH, trên cơ sở nắm
vững những biến đổi của đất nước và thời đại.
Cương lĩnh đại hội VII (1991) của Đảng CSVN đã phác thảo ra mô hình
CNXH ở nước ta với sáu đặc trưng:
- Do nhân dân lao động làm chủ.
- Có 1 nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện
đại và chế độ công hữu về các tư liệu SX chủ yếu.
- Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo
năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,
có điều kiện phát triển toàn diện mỗi cá nhân.
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng
tiến bộ.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế
giới.
6 đặc trưng nêu trên của mô hình về xã hội XHCN ở VN đã bao quát cả 6
lĩnh vực : chính trị, kinh tế, văn hoá, con người, dân tộc và quan hệ
quốc tế. Trên cơ sở xác định mô hình của CNXH, Đại hội VII cũng đã
phác hoạ ra con đường đi lên CNXH với 7 phương hướng cơ bản cần phải
nắm vững trong quá trình xây dựng CNXH.
Đại hội VIII, từ thực tiễn xây dựng CNXH và tổng kết sau 10 năm đổi
mới (1986 – 1996), Đảng ta đã khẳng định: “Con đường đi lên CNXH ở
nước ta ngày càng được xác định rõ hơn”.
- Rõ hơn các chặng đường quá độ ở nước ta: “Nhiệm vụ đề ra cho chặng
đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá
đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”4.
- Rõ hơn định hướng XHCN trong việc xây dựng nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần: “Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của
Nhà nước theo định hướng XHCN”5.
Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) tiếp tục khẳng định: Cương lĩnh là ngọn
cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nước Việt nam từng
bước quá độ lên CNXH, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng hiện nay
và trong những thập kỷ tới. Và nhấn mạnh: Đảng và nhân dân ta quyết
tâm xây dựng một nước Việt Nam theo con đường của CNXH, trên nền tảng
của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,… là bước phát triển
quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta.
Trải qua thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 2001) nhận
thức về con đường đi lên CNXH ở nước ta càng ngày càng rõ hơn. Từ quan
niệm: “Con đường đi lên CNXH ở nước ta không phải trải qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa”đến việc xác định: Con đường đi lên CNXH ở
nước ta “là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN”6. Nội
hàm của luận điểm “Bỏ qua chế độ TBCN” được Đảng ta làm rõ hơn: “...
bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc
thượng tầng, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã
đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát
triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.”7
Mô hình về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta, không thể vạch ra
một cách cụ thể, chi tiết ngay từ đầu và cũng không thể chỉ một lần là
xong. Cùng với sự vận động và biến đổi của thế giới hiện nay, của thực
tiễn xây dựng CNXH, sẽ cung cấp thêm những cứ liệu mới để bổ sung cho
nhận thức của Đảng ta về CNXH về mô hình CNXH và con đường để thực
hiện mô hình đó. Nhận thức ấy, hoàn toàn đúng với lời chỉ dẫn của
Ănghen: “Cái gọi là “Xã hội, xã hội chủ nghĩa” theo ý kiến của tôi,
không phải là cái gì đó nhất thành bất biến, mà cũng như mọi chế độ xã
hội khác, nó cần phải được xem xét như một xã hội được thay đổi và cải
tạo thường xuyên”.
Đại hội Đảng lần thứ X (2006) đã khẳng định: “Nhận thức về CNXH và con
đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng sáng tỏ hơn”. Đại hội đã xác
định: Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội:
- Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh;
- Do nhân dân làm chủ;
- Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại
và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất.
- Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no,
tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện;
- Các dân tộc trong cộng đồng VN bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp
đỡ nhau cùng tiến bộ;
- Có Nhà nước pháp quyền CNXH của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản;
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Đồng thời Đại hội cũng xác định: Con đường đi lên CNXH ở nước ta là
phải:
- Phát huy nền kinh tế thị trường định hướng XHCN;
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá;
- Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng
tinh thần của xã hội;
- Xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc;
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân;
- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh;
- Đảm bảo vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia;
- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Những điểm điều chỉnh, bổ sung và phát triển về mô hình CNXH.
Một là, Đại hội X điều chỉnh: “Do nhân dân làm chủ” (Đại hội VII nêu
“Do nhân dân lao động làm chủ”. Lợi ích của sự điều chỉnh này là:
- Quy tụ được sức mạnh của dân tộc để thực hiện mục tiêu.
- Đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh hơn: “Chủ nghĩa dân tộc là một động
lực lớn của đất nước”.
Hai là, “Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất” (Đại hội VII: “Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên
lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất
chủ yếu”.
Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất đã được thể hiện từ :
- Đại hội VIII khi xác định mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
cũng đã xác định: “Quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất.
- Đại hội IX: Khi nói về mục đích của kinh tế thị trường định hướng
XHCN, Đảng ta cũng xác định “Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại
gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả 3 mặt sở
hữu, quản lý và phân phối”.
Việt Nam đang trong tiến trình xây dựng CNXH do đó, chế độ công hữu về
những tư liệu sản xuất chủ yếu vẫn còn tồn tại trong suốt thời kỳ quá
độ, đó là sự kế thừa, bổ sung, phát triển và làm sáng tỏ hơn, phù hợp
với thực tế hơn.
Ba là, “Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện”.
(Đại hội VII nêu: Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất
công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân).
So với Đại hội VII, Đại hội X khát quát lại đặc trưng này ngắn gọn hơn
súc tích hơn, rõ ràng hơn và có một sự điều chỉnh, không sử dụng từ
“bóc lột” trong đặc trưng này, vì:
- Mục tiêu xây dựng CNXH ở nước ta trước hết không chấp nhận chế độ
người bóc lột người.
- Thừa nhận trên thực tế trước mắt còn có hiện tượng bóc lột, có sự
phân hoá giàu nghèo, nhưng không dẫn tới sự phân hoá xã hội thành hai
cực đối lập.
- Thừa nhận sự tồn tại lâu dài các hình thức thuê mướn lao động, nhưng
trong khuôn khổ nhất định, vì trong CNXH ta chấp nhận nhiều hình thức
sở hữu và nhiều thành phần kinh tế.
Bốn là: “Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam, bình đẳng, đoàn kết,
tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ”
Đại hội VII nêu: Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ
lẫn nhau cùng tiến bộ. Cái mới ở đặc trưng này so với Đại hội VII là:
Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam (chứ không phải chỉ có các dân
tộc trong nước).
- Quan điểm này thể hiện rõ cách mạng là sự nghiệp của toàn thể dân
tộc Việt Nam - đó cũng là diểm cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Sức mạnh của dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là cội nguồn của mọi
thắng lợi, là động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, của công cuộc
đổi mới đất nước - là nguồn nội sinh của cách mạng.
Đến đại hội IX Đảng ta nêu rõ hơn: “Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng
dân tộc” trong khi Đại hội VIII chỉ nói “phát huy sức mạnh của cả cộng
đồng” .
- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam (gồm toàn thể người dân Việt
Nam ở trong nước và cả bộ phận người Việt Nam định cư ở nước ngoài) -
Đó là nguồn lực của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam, cần phải phát huy
để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”.
Năm là, “Có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân”
- Đây là đặc trưng mới được bổ sung, rút ra từ tổng kết thực tiễn về
xây dựng CNXH ở nước ta, từ sự đóng góp lý luận của Chương trình KX
01.
- Tư tưởng về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đã chính thức được các
Đại hội VIII và IX nêu ra.
- Đại hội X tiếp tục kế thừa và đưa vào một trong các đặc trưng của mô
hình CNXH mà nhân dân ta cần xây dựng.
Sáu là, đặc trưng có tính bao trùm nhất và có thể coi như là mô hình
tổng quát về chế độ kinh tế, chính trị – xã hội của nước ta (khác về
chất với các chế độ xã hội khác) là: “Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây
dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”.
Đây chính là điểm tương đồng để kết nối cộng đồng dân tộc Việt nam
theo tinh thần khép lại quá khứ, cùng nhau hướng về tương lai một nước
Việt Nam “dân giàu, nước mạnh”, “dân cường, nước thịnh” theo đúng tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Tóm lại, qua 20 năm đổi mới, con đường đi lên CNXH ở nước ta đã được
Đảng ta làm rõ hơn:
- Con đường đi lên CNXH không phải là con đường bằng phẳng mà phải
trải qua nhiều giai đoạn, nhiều chặng đường, nhiều khâu trung gian,
nhiều bước quá độ.
- Đi lên CNXH không phải bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
mà bỏ qua chế độ TBCN.
- Đi lên CNXH phải mở cửa, thực hiện kinh tế thị trường có định hướng
XHCN, phải hội nhập kinh tế quốc tế & thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, gắn với kinh tế tri thức.
- Đi lên CN XH phải kiên trì 4 nguyên tắc:
+ Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
+ Đảm bảo vai trò lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng Cộng sản.
+ Phát huy mạnh mẽ vai trò của hệ thống chính trị và xây dựng nền dân
chủ XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhằm đảm bảo mọi quyền
lực thuộc về nhân dân.
+ Động lực chủ yếu của CNXH: Dân tộc và sức mạnh của cả cộng đồng dân
tộc.
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Dân số - Gia đình (10)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Tin học - CNTT (151)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Đề tài - Dự án (47)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
No comments:
Post a Comment