Luận văn
Thạc sĩ của Nguyễn Quốc Tuấn, 2009:
Hiện tượng di cư luôn chiếm nhiều mối quan tâm của các nhà kinh tế cũng như xã hội học do các vấn đền nảy sinh kèm theo. Di cư kéo theo nguồn cung lao động giảm đi ở nơi người di cư ra đi và tăng lên ở nơi họ chuyển đến. Bên cạnh sự thay đổi lực lượng lao động chân tay, di cư còn kéo theo sự di chuyển của lượng chất xám, nhân lực trí tuệ từ khu vực này đến khu vực khác. Di cư giúp cân bằng hoặc giảm cầu lao động tại khu vực có người di cư đến, làm giảm chi phí lao động và góp phần tăng lợi nhuận cho người sử dụng lao động. Tuy nhiên, di cư cũng làm gia tăng các vấn đề xã hội như bất ổn về an ninh, y tế, chính trị, ... Lợi ích và chi phí của hiện tượng di cư tại nơi di cư đi và nơi di cư đến luôn ở trạng thái thiên lệch.
Đối với những khu vực tập trung đông người di cư đến, các chính sách về kinh tế, xã hội đều phải dành một sự quan tâm đến đối tượng này nhằm sử dụng họ tốt nhất đồng thời giảm thiểu các thiệt hại do họ gây ra. Ngược lại, tại những nơi người di cư ra đi, các chính sách đưa ra cũng nhằm tận dụng tốt nhất sự ra đi của họ hoặc loại bỏ các tiêu cực mà sự ra đi của họ đem lại.
Tại Việt
Đề tài này sẽ khảo sát các đặc tính về kinh tế và chất lượng cuộc sống (giáo dục, y tế) của từng tỉnh, thành phố có tác động như thế nào đến số người di cư tại địa phương đó
No comments:
Post a Comment