Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây bắc Việt Nam, trong đó có các nhóm Khmú, Kháng, La Ha, Xinh Mul và Mãng là những nhóm dân tộc bản địa ở vùng bán đảo Đông dương, có nhiều mối quan hệ gần gụi về lịch sử, nhân chủng, ngôn ngữ và văn hóa với các nhóm dân tộc khác ở Việt Nam.
Những nhóm dân tộc nói trên từ lâu đời đã góp phần khai thác, xây dựng và bảo vệ miền Tây và Tây bắc của Tổ quốc, cùng với dân tộc Kinh và các dân tộc anh em khác trong nước, đã trải qua những ngày đau khổ dưới ách thống trị của bọn phong kiến và chịu nỗi cay đắng, cơ cực của những năm nước nhà bị bọn xâm lược nước ngoài đô hộ, đã cùng nhau viết lên những trang sử đầy oanh liệt, đầy tự hào trong công cuộc chống ngoại xâm và chống phong kiến, cũng như trong việc lao động, sản xuất và đã sáng tạo nên những truyền thống văn hóa vô cùng phong phú và độc đáo của Tổ quốc Việt Nam anh hùng.
Ngày nay, những nhóm kể trên cũng đang góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đấu tranh kiên cường, bất khuất chống bọn xâm lược Mỹ để tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, làm cho “nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc” (Di chúc của Hồ Chủ tịch).
Giới thiệu những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam-Á ở Tây bắc - Việt Nam là giới thiệu những nhóm người cùng khổ nhất, bị áp bức nhiều nhất, đã đứng trước ngưỡng cửa của sự diệt vong do bọn thực dân, phong kiến gây ra, là giới thiệu một nhóm người bị chế độ phân biệt chủng tộc tàn bạo của bọn thống trị nước ngoài và khác tộc nhốt chặt trong rừng sâu núi thẳm xa lánh với văn minh bên ngoài, bị kẻ thù giai cấp và dân tộc đẩy lùi họ vào một nhóm người đã tự mình với sự giúp đỡ của các dân tộc anh em, của giai cấp công nhân Việt nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ của Hồ Chủ tịch - người cha và ân nhân của các dân tộc bị áp bức - đã vùng dậy giành lấy quyền làm chủ, quyền sống xứng đáng của một con người, của một nước độc lập tự do và xã hội chủ nghĩa.
Giới thiệu những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam-Á ở Tây bắc - Việt Nam là giới thiệu những nhóm người mà giới khoa học từ trước đến nay ít được biết nhất, những nhóm người mà bản thân cuộc sống phong phú và độc đáo của họ sẽ làm sáng rõ nhiều vấn đề của một nền văn hóa bản địa ở bán đảo Đông dương nói chung và ở Việt nam nói riêng, là góp những tư liệu đáng chú ý để tiến tới giải quyết những vấn đề được giới khoa học trong và ngòai nước quan tâm như vấn đề văn hóa Nam-Á ở Tây bắc là thực hiện nhiệm vụ trung tâm của Viện Dân tộc học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam được Trung ương trao cho, là xác minh các dân tộc miền Bắc nước ta, làm sáng tỏ một trong những nhóm người hiện nay còn được mọi người ít hiểu biết nhất, là đánh giá cho đúng trình độ kinh tế, xã hội, văn hóa của các nhóm này trước ngày giải phóng và bước đầu giới thiệu những chuyển biến lớn của họ trong những năm đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc trong hoàn cảnh nước nhà còn bị chia cắt và đương tiến hành cuộc đấu tranh anh dũng chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ, để trên cơ sở đó, có những chủ trương biện pháp đúng đắn nhất, thích hợp nhất đối với những dân tộc còn đang ở tình trạng du canh du cư với những quan hệ xã hội còn sơ khai, để đưa họ vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường không kinh qua tư bản chủ nghĩa, trong đại gia đình của một nước Việt nam thống nhất, độc lập, tự do và xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền bình đẳng thực sự giữa các dân tộc lớn hay nhỏ trong một quốc gia nhiều dân tộc.
Nội dung chính của sách gồm các phần:
- Đại cương về các nhóm Nam-Á ở Tây bắc - Việt Nam do đồng chí Đặng Nghiêm Vạn biên soạn.
- Nhóm Khmú do đồng chí Đặng Nghiêm Vạn biên soạn.
- Nhóm Kháng do đồng chí
- Nhóm La ha do đồng chí Nguyễn Trúc Bình biên soạn với sự tham góp tư liệu của hai đồng chí Mad Mod và Trịnh Chí.
- Nhóm Xinh Mul do đồng chí Nguyễn Văn Huy biên soạn.
- Nhóm Mãng do đồng chí Thanh Thiên biên soạn với sự giúp đỡ của đồng chí Nguyễn Từ Chi và đồng chí Đặng Nghiêm Vạn.
- Truyền thống đấu tranh và những thành tích bước đầu trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa do đồng chí Đặng Nghiêm Vạn biên soạn.
Tác giả: Đặng Nghiêm Vạn - Nguyễn Trúc Bình - Nguyễn Văn Huy - Thanh Thiên
Nhà xuất bản: Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Dân tộc học
Số trang: 425
Xuất bản: Tháng 3/1972
Để tham khảo nội dung cuốn Sách, đề nghị liên hệ:
Phòng Thông tin Tư liệu - Trung tâm Thông tin - Ủy ban Dân tộc
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Dân số - Gia đình (10)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Tin học - CNTT (151)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Đề tài - Dự án (47)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
No comments:
Post a Comment