CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

[Giới thiệu] Văn hóa Đông Nam Á

| | 0 nhận xét
[Giới thiệu] Văn hóa Đông Nam Á
Với độ dày 303 trang, khổ 14.5 x 20.5cm, in xong và nộp lưu chiểu Quý I/2010, cuốn sách “Văn hoá Đông Nam Á” do GS.TS. Nguyễn Tấn Đắc chủ biên đã tập trung trình bày nhiều vấn đề xung quanh quá trình vận động và phát triển của văn hoá Đông Nam Á trên nhiều bình diện như: văn hoá khu vực Đông Nam Á; nhóm chủng tộc; nhóm ngôn ngữ; chữ viết; ngành nghề, địa lý, khí hậu; các giai đoạn “đột biến văn hoá”....Cuốn sách cũng là kết quả nghiên cứu, học hỏi, tích luỹ và giảng dạy của tác giả trong suốt 30 năm. Thông qua ấn phẩm này, tác giả mong muốn được cung cấp cho độc giả cái nhìn toàn cảnh và khách quan hơn về những vấn đề cụ thể về văn hoá Đông Nam Á mà theo tác giả đó chỉ là những “yếu tố bẩm sinh” và là “nền tảng cơ bản của văn hoá khu vực Đông Nam Á” giàu bản sắc cổ truyền đa dân tộc.

Cuốn sách gồm các chương mục cụ thể như sau:

Chương 1: Khu vực văn hoá Đông Nam Á, gồm 4 phần:
1. Thử xác định khu vực văn hoá Đông Nam Á;
2. Đặc điểm địa lý ảnh hưởng đến văn hoá Đông Nam Á;
3. Các con đường di chuyển của cư dân ở Đông Nam Á;
4. Quá trình nhận biết về khu vực Đông Nam Á.

Chương 2: Các nhóm chủng tộc và ngôn ngữ Đông Nam Á, gồm 4 phần:
1. Các nhóm chủng tộc thế giới và Đông Nam Á;
2. Các nhóm ngôn ngữ thế giới và Đông Nam Á;
3. Các ngữ hệ chính ở Đông Nam Á;
4. Tiếng nói và chữ viết chính thức của các quốc gia Đông Nam Á.

Chương 3: Đất đai và văn hoá nông nghiệp Đông Nam Á, gồm 3 phần:
1. Sự ra đời của nông nghiệp trên thế giới;
2. Sự ra đời của nông nghiệp ở Đông Nam Á;
3. Vai trò văn hoá của cây lúa

Chương 4: Gió mùa và văn hoá nông nghiệp Đông Nam Á, gồm 4 phần:
1. Đời sống của Châu Á gió mùa;
2. Gió mùa và mùa mưa;
3. So sánh nông nghiệp gió mùa Châu Á – Đông Nam Á với nông nghiệp phương Tây;
4. Nông nghiệp gió mùa và văn hoá Đông Nam Á.

Chương 5: Gió mùa và văn hoá thương nghiệp Đông Nam Á, gồm 4 phần:
1. Gió mùa và đường buôn trên biển;
2. Đường buôn trên biển với Đông Nam Á;
3. Những nơi đường buôn đã đi qua Đông Nam Á;
4. Những ảnh hưởng của văn hoá thương nghiệp.

Chương 6: Văn hoá bản địa Đông Nam Á, gồm 5 phần:
1. Nhận thức về văn hoá bản địa Đông Nam Á;
2. Sơ đồ của Coedès về văn hoá bản địa Đông Nam Á;
3. Những yếu tố khác của văn hoá bản địa Đông Nam Á;
4. Văn hoá bản địa của một số dân tộc;
5. Các tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á.

Chương 7: Những nguyên tắc và giá trị của các nước Đông Nam Á, gồm 7 phần:
1. Philipines;
2. Brunei;
3. Indonesia;
4. Malaysia;
5. Singapore;
6. ThaiLand;
7. Việt Nam.

Chương 8: Đông Nam Á và văn hoá Đông Nam Á, gồm 3 phần:
1. Sự thay đổi trong quan niệm về thế giới phương Tây;
2. Những quan niệm về phạm vi khu vực Đông Nam Á;
3. Những nét văn hoá Đông Nam Á.

Chương 9: Quá trình nhận thức về khu vực Đông Nam Á, gồm 3 phần:
1. Thời kỳ đột biến văn hoá thứ nhất;
2. Thời kỳ đột biến văn hoá thứ hai;
3. Thời kỳ đột biến văn hoá thứ ba.

Cơ quan soạn thảo: Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Tác giả: Nguyễn Tấn Đắc (chủ biên)
Năm xuất bản: 2010
Địa chỉ liên hệ: Viện Nghiên cứu Đông Nam Á; Nhà xuất bản Khoa học xã hội

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel