I. Những vấn đề chung
1.
Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội của địa phương
Tỉnh
Quảng Bình có diện tích tự nhiên 8.065km2, dân số 895.977 người;
toàn tỉnh có 6 huyện và 1 thành phố với 159 xã, phường, thị trấn; trong đó:
Minh Hoá là huyện vùng cao (là huyện nghèo trong số 63 huyện nghèo của cả
nước),Tuyên Hóa là huyện miền núi và 4 huyện có miền núi là Lệ Thuỷ, Quảng
Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch với 64 xã, thị trấn, 559 thôn bản. Đồng bào dân
tộc thiểu số có 21.461 người (chiếm 2.4% dân số toàn tỉnh và chiếm 8,2% dân số
vùng miền núi), trong đó có 2 dân tộc thiểu số chính: Dân tộc Bru – Vân
Kiều (Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì) với 3.530 hộ, 16.282 người; dân tộc
Chứt (Sách, Mày, Rục, A rem, Mã Liềng) với 1.336 hộ, 5.140 người,
ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số (DTTS) khác với số dân không nhiều
như: Mường, Thổ, Thái, Tày, Nùng, Pa cô…. Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh
Quảng Bình sinh sống theo cộng đồng ở 105 thôn, bản thuộc 17 xã miền núi,
vùng cao của các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và
Lệ Thủy. Theo kết quả rà soát hộ nghèo đến tháng 3/2013, DTTS toàn tỉnh có
5.786 hộ, 21.353 người thì trong đó có đến 3360 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 70,41% và
cận nghèo là 577 hộ chiếm tỷ lệ 12,06%. Trong khi đó, tỷ lệ hộ nghèo bình quân
chung của Quảng Bình năm 2013 là 14%. Các xã có tỷ lệ đói nghèo cao thường rơi
vào các tộc người Mày, Mã Liềng, A Rem (Dân tộc Chứt); Ma Coong, Khùa (Dân tộc
Bru-Vân Kiều).
Trong những năm qua, nhờ thực hiện tốt công tác dân
tộc và các chính sách dân tộc từ đó đã góp phần quan trọng vào việc phát triển
kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Cơ sở hạ tầng được quan
tâm đầu tư; Các lĩnh vực văn hoá- xã hội và thực hiện chính sách an sinh
xã hội được triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả, đời sống của
các tầng lớp nhân dân tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm.Thành
quả trên đã có tác động tích cực đến công tác giáo dục dân tộc trên địa bàn
toàn tỉnh, tuy nhiên khó khăn vẫn là chủ yếu bởi mức sống đồng bào DTTS còn quá
thấp, nhận thức còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó đồng bào lại sinh sống chủ yếu
vùng núi địa hình cách trở.
2. Khái quát chung tình
hình thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục dân tộc.
Về công tác phát triển quy
mô, mạng lưới trường lớp: năm học 2013-2014 toàn tỉnh có tất cả 5 trường
PTDTNT (trong đó có 01 trường PTDTNT tỉnh, 4 trường PTDTNT huyện); có
03 trường PTDTBT (01 trường tiểu học: 01 trường THCS: 01 trường TH&THCS).
UBND tỉnh đã chỉ
đạo Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo, hướng dẫn các phòng GD, các trường
PTDTNT thực hiện theo đúng quy định và nghiêm túc các văn bản hướng dẫn về công
tác tuyển sinh vào trường Phổ thông dân tộc nội trú, bán trú. Làm tốt công tác tuyển
sinh, ưu tiên tuyển học sinh ở vùng dân tộc đặc biệt khó khăn ở các thôn bản xa
trường THCS trên địa bàn xã; đặc biệt chú ý đối tượng học sinh con mồ côi cha
mẹ, học sinh nghèo có nguy cơ bỏ học. Bên cạnh đó còn ưu tiên đối tượng học
sinh có học lực giỏi, khá, hạnh kiểm tốt để tuyển sinh.
Về nâng cao chất lượng,
triển khai có hiệu quả việc nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh dân tộc.
Chất lượng giáo dục đạt chỉ tiêu đề ra, kết quả các Hội thi và giao lưu bước
đầu có sự chuyển biến tích cực như: Giao lưu Tiếng Việt đối với HSDT đạt kết
quả tốt; Học sinh dân tộc tham gia thi HSG đã có nhiều học sinh đạt giải cao,
tạo thêm động lực cho học sinh và niềm
tin với phụ huynh về chất lượng dạy học. Kết quả học sinh yếu giảm so năm trước. Giữ vững và nâng cao kết quả phổ
cập. Công tác phổ cập các xã vùng cao ngày càng được đẩy mạnh và có bước tiến hơn
trước. Các đơn vị đã tổ chức kiểm tra cuối năm nghiêm túc, đánh giá được chất
lượng dạy và học. Chất lượng dạy và học được đảm bảo, khoảng cách giữa vùng
sâu, vùng xa, vùng khó khăn với vùng nông thôn, thành thị ngày càng được rút
ngắn. Khắc phục được tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Đảm bảo tốt chế độ chính sách đối
với học sinh dân tộc thiểu số, nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục vùng dân
tộc.
Nhiều trường đã hết sức quan tâm, chăm sóc học sinh dân tộc như: tổ chức đưa đón học
sinh đi, về trong các ngày nghỉ; tổ chức các hoạt động tham quan, giao lưu, các
hoạt động vui chơi, giải trí; xây dựng thư viện phục vụ các em học tập mở cửa
cả ngày và đêm (điển hình là trường PTDTNT huyện Lệ Thủy) từ đó thu hút học
sinh đến trường và không có học sinh bỏ học.
Thực hiện việc tổ chức nội trú cho học sinh tại các khu
nội trú của các trường: Trường kết hợp chặt chẽ
giữa giáo viên, nhân viên phụ trách với cán bộ nuôi dưỡng, cán bộ Đoàn, Đội,
cán bộ y tế, trong việc tổ chức kiểm tra đánh giá thi đua và
thực hiện chế độ khen thưởng cho các cá nhân, tập thể ăn ở sạch sẽ, gọn gàng,
bảo quản tốt cơ sở vật chất. Đảm bảo chế độ ăn và sinh hoạt cho học sinh theo
quy định.
Tại các trường phổ
thông dân tộc bán trú (PTDTBT) công tác giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng luôn được chú
trọng. Đặc biệt, công tác chăm sóc học sinh DTTS trong các bữa ăn bán trú luôn
được các nhà trường thường xuyên quan tâm. Thực hiện đầy đủ chế độ cho hoc sinh
bán trú.
Bên cạnh
những thành quả đạt được thì công tác thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục
dân tộc vẫn còn những tồn tại nhất định. Nhìn chung, hầu hết các trường đều gặp
khó khăn trong việc giáo dục học sinh, do phong tục tập quán, đời sống sinh
hoạt, ngôn ngữ trong giao tiếp, kỹ năng tiếp thu của học sinh. Do địa bàn xa,
trải dài, giao thông chưa đảm bảo nên việc đi lại của học sinh gặp rất nhiều
khó khăn, nhất là trong những ngày nghỉ. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu
cho việc dạy và học, vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Công tác giáo dục
dân tộc chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng. Học sinh phổ thông
đi học cơ bản đầy đủ về số lượng nhưng một số học sinh học chưa đúng tuổi. Chất
lượng giáo dục nói chung còn thấp, nhất là ở vùng cao. Giáo viên người dân tộc
còn quá ít, trình độ của giáo viên người dân tộc còn thấp. Hiện tượng học sinh
bỏ học tuỳ tiện vẫn còn tồn tại. Hiện tượng tảo hôn chưa được hoàn toàn chấm
dứt, cá biệt có học sinh bỏ học ở nhà cưới vợ từ đó ảnh hưởng trực tiếp đối với
việc duy trì số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh DTTS.
II. Đánh giá thực trạng công tác
giáo dục dân tộc cấp THPT
1. Các chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước về giáo dục dân tộc cấp THPT và việc thực hiện các chủ trương chính
sách
Nhóm chính sách giáo dục
và đào tạo được thể chế trong 5 Quyết định tập trung cho các nội dung như chính
sách ưu đãi đối với cán bộ quản lý và nhà giáo công tác ở vùng dân tộc; chính
sách ưu đãi đối với học sinh dân tộc thiểu số; chính sách về phát triển cơ sở
hạ tầng, trang thiết bị giáo dục; chính sách đối với trường Phổ thông dân tộc
nội trú; chính sách cử tuyển và dự bị đại học dân tộc…
Trong năm học 2013- 2014, UBND tỉnh đã chỉ đạo
Sở GD&ĐT phối hợp với các cơ quan
hữu quan triển khai thực hiện chính sách của Chính phủ mới ban hành đối với học
sinh, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn như: Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ
tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg
ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh
tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Nghị
định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/02/1013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 61/2006-NĐ-CP ngày 20/6//2006 của Chính phủ về chính sách
đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Chỉ
đạo, triển khai của Bộ ngành, địa phương
Hàng
năm vào đầu mỗi năm học Bộ GD&ĐT đều có văn bản
chỉ đạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đối với giáo dục dân tộc chung cho
toàn ngành. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ, Sở GD&ĐT Quảng Bình căn cứ vào
tình hình thực tế của địa phương hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đối với
giáo dục dân tộc của đơn vị.
Cuối
kì học, năm học Sở GD&ĐT có văn bản chỉ đạo các
Phòng GD&ĐT, các trường học thực hiện sơ kết, tổng kết công tác giáo dục
dân tộc đánh giá những mặt ưu và nhược rút ra bài học kinh nghiệm làm cơ sở đề
ra phương hướng đối với giáo dục dân tộc
cho kì học, năm học tiếp theo.
3. Kết quả thực hiện
3.1.
Đánh giá về quy mô, mạng lưới trường, lớp giáo dục cấp THPT vùng dân tộc thiểu
số
- Mạng lưới trường, lớp cấp THPT vùng DTTS: toàn tỉnh chỉ
mới có 01 trường PT DTNT cấp THPT.
Trường
PT DTNT tỉnh Quảng Bình được thành lập năm 1991, làm nhiệm vụ giáo dục, nuôi
dưỡng và tạo nguồn cán bộ cho các xã huyện miền núi của Tỉnh. Trường đóng trên
địa bàn Tiểu khu 15- Phường Bắc Lý –TP Đồng Hới- Tỉnh Quảng Bình.
- Quy mô học sinh PTDTNT tỉnh:
+ Năm học 2010-2011: 306. Trong đó, học sinh DTTS: 282.
+
Năm học 2011-2012: 317. Trong đó, học sinh DTTS: 291.
+
Năm học 2012-2013: 328. Trong đó, học sinh DTTS: 296
+
Năm học 2010-2011: 372. Trong đó, học sinh DTTS: 351.
3.2. Số
lượng, chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; công tác quản lý
giáo dục cấp THPT
Năm học 2013-2014, số
lượng đội ngũ của Trường PTDTNT có 44 người. Trong đó: CBQL : 03; GV: 27 và
nhân viên: 14.
Chất lượng đội ngũ và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo so
với yêu cầu của Bộ, Ngành đề ra.
- Trong đó:
+ CBQL là người DTTS: 0
+ GV là người DTTS: 0
3.3. Về cơ
sở vật chất, SGK, thiết bị dạy học, thư viện, công tác xây dựng trường chuẩn
quốc gia trường THPT vùng DTTS
Được trang cấp và mua sắm
khá đầy đủ, phục vụ cho việc dạy và học của
trường.
Trường chưa đạt chuẩn quốc gia
3.4.
Chất lượng giáo dục trong các trường THPT vùng DTTS, các trường PTDT nội trú
Chất lượng Trường DTNT tỉnh ngày càng được nâng cao, tỷ
lệ học sinh khá, giỏi tăng, yếu kém ngày càng giảm. Tuy vậy, so với tình hình
chung của các trường THPT toàn tỉnh thì chất lượng giáo dục của trường DTNT còn
thấp, nhiều học sinh còn yếu về văn hóa, một số em mức độ tiếp thu kiến thức
còn chậm.
Kết
quả học tập và rèn luyện của học sinh năm
học 2012-2013
TT
|
Đơn vị
|
Học tập
|
Hạnh kiểm
|
||||||
Giỏi
|
Khá
|
Tb
|
Y, kém
|
Tốt
|
Khá
|
Tb
|
Yếu
|
||
1
|
Trường PTDTNT Q.B
|
5
|
63
|
232
|
28
|
183
|
113
|
29
|
3
|
Các
biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, giảng dạy trong các trường THPT vùng
DTTS, các trường PTDT nội trú
- Để nâng cao chất lượng dạy học giáo dục, ngay từ
đầu năm học, các trường đã tổ chức ôn tập và tiến hành kiểm tra, rà soát, phân
tích chất lượng, phân loại đối tượng học sinh. Đồng thời xây dựng kế hoạch phụ
đạo học sinh yếu kém, phân công giáo viên có năng lực và trách nhiệm để giảng
dạy số đối tượng này.
- Phân loại đối tượng học sinh để có biện pháp kèm cặp và
định hướng tổ chức hoạt động dạy học phù hợp. Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, dạy
học bám sát đối tượng, tăng cường bổ sung kiến thức, kỹ năng cho học sinh ở
buổi thứ 2.
- Đẩy mạnh phong trào dạy và học nhằm nâng cao chất lượng
đại trà. Ổn định nền nếp dạy và học ngay từ đầu năm, thực hiện nghiêm túc đổi
mới giáo dục phổ thông. Sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học, trên cơ sở phát
huy tính tích cực chủ động của học sinh, tạo nên phong trào học tập ở lớp và tự
học.
-
Thực hiện giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến
thức, kỹ năng. Thực hiện nghiêm quy chế chuyên môn, dạy đúng, đủ chương trình
theo quy định của Bộ, không cắt xén chương trình và đảm bảo tiến độ chương
trình theo quy định.
Kết quả xếp loại
học lực, hạnh kiểm; tỷ lệ học sinh chuyển lớp, chuyển cấp; tốt nghiệp THPT đối
với học sinh DTTS ( theo biểu mẫu đính kèm).
3.5. Công tác phân
luồng học sinh DTTS sau THCS và THPT đối với việc nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực
- Phân luồng sau THCS:
Tổng số học sinh DTTS tốt nghiệp THCS năm học 2012-2013 là 352 em (đạt tỉ lệ 98 %). Trong đó: Tuyển mới vào
học THPT và bổ túc THPT; Vào học TCCN,
DN; Số học sinh DTTS sau khi tốt nghiệp THCS không tiếp tục học mà tham gia vào
thị trường lao động (theo biểu mẫu đính kèm).
-
Phân luồng sau THPT: Tổng số học sinh DTTS tốt nghiệp THPT năm học 2012-2013 là
70 em (đạt tỉ lệ 86%). Trong đó: Số trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ (tính cả
cử tuyển); số học TCCN, DN; Số học sinh DTTS sau khi tốt nghiệp THPT không tiếp
tục học mà tham gia vào thị trường lao động (theo biểu mẫu đính kèm).
Các giải pháp phân
luồng học sinh DTTS sau tốt nghiệp THCS và THPT: thực hiện tốt công tác hướng
nghiệp để các em học sinh sau khi tốt nghiệp định hướng đúng là tiếp tục học
tập hoặc tham gia vào thị trường lao động.
3.6. Đánh giá về
thực hiện chương trình và nội dung giáo dục đặc thù và công tác dạy tiếng dân
tộc
Về thực hiện chương trình và nội dung giáo dục đặc thù
được thực hiện linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh DTTS.
Về công tác dạy
tiếng dân tộc, Sở đã chỉ đạo các trường tích
cực triển khai dạy tiếng dân tộc theo Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày
15/07/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân
tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường
xuyên và Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công
chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi. Năm học 2012-2013 đã mở 01 lớp dạy
tiếng dân tộc cho cán bộ, giáo viên các trường với 49 học viên tham gia, ngoài
ra sở còn gửi giáo viên tham gia các lớp do sở Nội vụ, huyện Lệ Thủy tổ chức
với 20 giáo viên.
Các đơn vị đã nhận thức sâu sắc về vai trò cần thiết của
việc dạy học tiếng dân tộc nên đã động viên, khuyến khích giáo viên học tập
tiếng dân tộc và vận dụng vào việc bổ trợ dạy học nhằm giúp cho các em dễ hiểu,
dễ nhớ. Kết quả bước đầu đã có những chuyển biến đáng kể: Số học sinh sử dụng
tiếng dân tộc kết hợp với tiếng phổ thông được sử dụng khá phổ biến, nhiều em đã
biết vận dụng vào việc tiếp cận với các tri thức mới, phục vụ cho việc nắm bài,
hiểu bài trên lớp, ở nhà.
3.7.
Việc thực hiện chế độ, chính sách hiện hành đối với GV và cán bộ quản lý giáo
dục, học sinh THPT dân tộc nội trú, học sinh THPT dân tộc thiểu số ở vùng có
điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn
Trong
thời gian qua Sở GD&ĐT Quảng Bình đã chỉ đạo các phòng giáo dục, các đơn vị
trường học có con em dân tộc thiểu số theo học
thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với học sinh dân
tộc thiểu số, nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục công tác ở vùng dân tộc
thiểu số, miền núi. Chỉ đạo thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với trường
PTDTBT và học sinh bán trú, học sinh các dân tộc rất ít người. Trong giai đoạn
2006-2012, ngành GD&ĐT đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với học
sinh dân tộc thiểu số, nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục công tác ở
vùng dân tộc, cụ thể:
-
Thực hiện kịp thời chế độ hỗ trợ cho HS con hộ nghèo đi học tại các lớp mẫu
giáo thôn bản và HS là con hộ nghèo đang theo học tại các trường phổ thông theo
Quyết định số 112/2007/QĐ-TTG ngày 20/7/2007.
-
Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 về việc Hướng
dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội
trú và các trường dự bị đại học dân tộc.
- Thực hiện Nghị định số
61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán
bộ quản lí giáo dục ở các trường chuyên biệt, ở vùng kinh tế, xã hội đặc biệt
khó khăn.
Tại
trường PT Dân tộc nội trú tỉnh chế độ chính sách đang thực hiện là.
- Chế độ chính sách đối với CB,GV:
Trường PTDTNT tỉnh Quảng Bình đang thực hiện chế độ theo
Quyết định số 49/2008 ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo về quy chế tổ chức và hoạt động của trường
PT DTNT. Cụ thế tỉ lệ giáo viên đứng lớp trường phân đủ 2,4 GV/lớp và
được hưởng 70% phụ cấp đứng lớp, phụ cấp trách nhiệm quản lý học sinh nội trú
hệ số 0,3.
Chế độ chính sách đối với học sinh:
Học sinh trường PTDTNT tỉnh đang hưởng theo thông tư liên
tịch số 109/2009 TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 29 tháng 5 năm 2009 hướng dẫn một số
chế độ tài chính đối với học sinh các trường PT DTNT và các trường dự bị đại
học dân tộc.
4. Đánh
giá chung
4.1.
Thuận lợi, khó khăn
Trong trường PTDTNT giáo viên ngoài giảng dạy chính khóa,
nhà trường phân giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh
yếu kém, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động văn hóa, văn
nghệ thể dục thể thao nhằm giáo dục nhân cách đạo đức và rèn luyện thể chất cho
các em. Do đặc thù giáo viên làm việc ở trường DTNT, ngoài giảng dạy theo số
tiết quy định cũng phải tham gia quản lý học sinh nội trú và làm một số công việc khác nữa, nhà trường
thấy rằng tỉ lệ 2,4 GV/lớp là quá thấp.
Đối với nhân viên: làm việc tại trường mặc dầu cũng tham
gia quản lý học sinh DTNT nhưng không được hưởng 0,3 phụ cấp trách nhiệm.
Nhân viên cấp dưỡng chưa có quy định cụ thể cho một nhân
viên nấu ăn phục vụ bao nhiêu học sinh. Hiện
nay nhân viên nấu ăn ở trường PT DTNT Quảng Bình, một nhân viên nấu ăn phục vụ
cho 60 h/s công việc quá nặng.
4.2.
Những tồn tại, bất cập và nguyên nhân
- Nhìn chung, hầu hết các giáo viên đều gặp khó khăn
trong việc giáo dục học sinh, do phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt, ngôn
ngữ trong giao tiếp, kỹ năng tiếp thu của học sinh.
- Công tác giáo dục dân tộc chưa đáp ứng được yêu cầu về
số lượng và chất lượng. Học sinh phổ thông đi học cơ bản đầy đủ về số lượng
nhưng một số học sinh học chưa đúng tuổi. Chất lượng giáo dục nói chung còn
thấp.
- Dân số đồng bào dân tộc ngày càng tăng, con em dân tộc tốt
nghiệp THCS đăng ký vào dự tuyển ở trường PTDTNT tỉnh tăng đột biến mà hàng năm
trường chỉ tuyển được khoảng 50% số học sinh đăng ký vào trường, còn 50% con em
dân tộc kh«ng được vào học cấp THPT tại trường PTDTNT tỉnh. Do điều kiện khuôn
viên nhà trường chật hẹp, cơ sở vật chÊt trường lớp không đảm bảo để hàng năm
tuyển sinh thêm học sinh. Cụ thể trường tuyển sinh vào lớp 10 trong 3 năm gần đây như sau:
Năm học
|
HS đăng ký dự tuyển
|
Học sinh tróng tuyển
|
Đạt tỷ lệ
|
2011-2012
|
201
|
140
|
69,6 %
|
2012-2013
|
258
|
140
|
54,2 %
|
2013-2014
|
281
|
140
|
49,2%
|
Nguyên nhân của tồn tại, hạn
chế:
- Do điều kiện kinh tế, xã hội của các xã vùng cao còn
khó khăn; địa bàn phân tán, đời sống của nhân dân còn nghèo, còn có nhiều quan
niệm lạc hậu nên đầu tư cho con em học hành còn hạn chế.
- Một bộ phận cán bộ, nhân dân ở các địa phương này nhận
thức về vị trí, vai trò của giáo dục chưa cao.
- Việc đầu tư cho giáo dục dân tộc tỷ lệ ngày càng cao,
song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục, nhất là yêu cầu chuẩn
hóa về CSVC, hiện đại hóa phương tiện, thiết bị nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục, đào tạo.
4.3. Bài học
kinh nghiệm
Chỉ đạo tích cực và quyết liệt việc đầu tư CSVC và nâng
cao chất lượng dạy cho học sinh.
Tiến hành một số giải pháp để xây dựng đội ngũ nhà giáo
và CBQL theo tinh thần Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư và Chỉ thị số 06-CT/TU
của Ban thường vụ tỉnh ủy. Tăng cường công tác bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, GV
dưới nhiều hình thức.
Triển khai có hiệu quả ứng dụng công
nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý
III. Phương hướng, nhiệm vụ và
giải pháp phát triển giáo dục dân tộc cấp THPT
1. Các nhiệm
vụ trọng tâm
- Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực".
- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục các trường trong
tỉnh; thực hiện giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà
giáo; đổi mới công tác quản lí giáo dục dân tộc cấp THPT. Thực hiện chế độ
chính sách giáo dục dân tộc đối với HS DTTS và cán bộ, giáo viên ; quan tâm đặc
biệt tới HS các dân tộc rất ít người.
2.
Các biện pháp, giải pháp chính
1. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 06-CT/TW của
Bộ Chính trị. Tiếp tục triển khai sâu rộng cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo
là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Xây dựng, phát hiện và nhân rộng các tấm gương điển hình
về đạo đức nhà giáo. Tôn vinh các nhà giáo, cán bộ quản lý có nhiều sáng kiến
trong giảng dạy và nuôi dưỡng HS DTTS.
2. Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
3. Nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc cấp THPT
- Nâng cao chất lượng giáo dục, dạy
học:
+ Thực hiện giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; chú ý bổ sung kiến thức
địa phương, văn hóa dân tộc. Chú trọng các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng
học tập, rèn luyện của HS.
+ Thực hiện tốt nhiệm vụ phụ đạo HS yếu kém, bồi dưỡng HS giỏi của trường cần
chú ý đến đối tượng là học sinh DTTS. Những trường có học sinh ở nội trú nhà
trường phân công cán bộ giáo viên hướng dẫn và quản lý học sinh trong giờ tự
học đảm bảo an toàn và hiệu quả.
4. Nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, tăng cường công tác quản lý giáo dục dân tộc cấp
THPT.
4.1. Nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với HS
DTTS. Mỗi GV, cán bộ quản lí trong mỗi nhà trường thực hiện một sáng kiến
trong phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường đều có kế hoạch cụ thể về đổi
mới phương pháp dạy học.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, hội thi về nghiên cứu, trao
đổi sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá
trong từng trường, giữa các trường và giữa các phòng GD. Tổ chức thao giảng, dự
giờ thăm lớp trong trường và giữa các trường trên địa bàn mỗi huyện và giao lưu
giữa các huyện.
4.2.
Tăng cường công tác quản lí giáo dục dân tộc cấp THPT
Năm học 2013-2014 Sở GD&ĐT tăng cường kiểm tra các
trường trên các lĩnh vực: công tác dạy học, tổ chức nuôi dưỡng HS và thực hiện
các chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý và HS của trường; phát huy sáng
kiến quản lý và dạy học trong trường.
5. Thực
hiện tốt chế độ chính sách đối với giáo dục dân tộc cấp THPT
IV. Đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính
phủ, các bộ ngành về chế độ, chính sách
phát triển giáo dục dân tộc cấp THPT
- Đề nghị có chính sách đầu tư xây
dựng tăng quy mô trường lớp ở cấp THPT (PTDTNT tỉnh) để 100% con em dân
tộc tốt nghiệp THCS được vào học cấp
THPT tại trường PTDTNT, đảm bảo chế độ chính sách cho con em đồng bào dân tộc.
- Đề nghị Bộ ngành, Trung
ương tăng tỉ lệ đứng lớp lên 3,2GV/lớp;
nhân viên hành chính được hưởng 0,3 phụ cấp trách nhiệm.
- Có quy định cụ thể một cấp dưỡng nấu ăn cho bao nhiêu
học sinh để Tỉnh áp dụng giao chỉ tiêu cho nhà trường (theo trường đề xuất tỉ
lệ là 1cấp dưỡng/40 học sinh).
- Giao biên chế hợp đồng 68 nhân viên bảo vệ cho nhà
trường PT DTNT Tỉnh là 02 biên chế.
- Tăng học bổng cho học sinh dân tộc khối THPT lên 100%
mức lương cơ bản.
File DOC - Download:
http://www.mediafire.com/?z9042bpt8m33z64
No comments:
Post a Comment