Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Quốc Lâm
Cơ quan thực hiện: Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường
Thời gian thực hiện: 1999.
Cơ quan thực hiện: Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường
Thời gian thực hiện: 1999.
Trong xu thế phát triển chung của thế giới và cả nước, Khoa học và Công nghệ (KH&CN) có vai trò quan trọng và quyết định trong phát triển KT-XH nói chung.
Đổi mới công nghệ, trang thiết bị, nâng cao hàm lượng
KH&CN trong các ngành sản xuất, kinh doanh là nhu cầu và đòi hỏi bức thiết,
nhưng áp dụng tiến bộ KH&CN, đổi mới công nghệ để đặt hiệu quả, phải xác định
rõ mục tiêu, phù hợp với điều kiện hòan cảnh khả năng của các đơn vị. Việc các
đơn vị, công ty, doanh nghiệp chủ động tìm hiểu, xác định nhu cầu đầu tư,
khả năng lựa chọn áp dụng công nghệ, khả năng tổ chức sản xuất, khả năng tiếp
thị dự báo, khả năng tổ chức sản xuất bảo đảm sự vận hành, khả năng hòan thiện
và khai thác các thiết bị công nghệ, nguồn lực của công ty có thể thực hiện
được như thế nào đang là đòi hỏi và yêu cầu của việc bảo đảm chất lượng các
công trình xây dựng, cũng như yêu cầu trong công tác quản lý đang đặt ra trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng.
Để đáp ứng với tiến trình đổi mới CNH,HĐH, xác định được
trình độ công nghệ trong làm đường giao thông đường bộ của các doanh nghiệp tỉnh
Cao Bằng, bảo đảm khoa học và phù hợp với yêu cầu, điều kiện của tỉnh Cao Bằng,
Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường (KHCN và MT) đã thực hiện quyết định số
801/1998/QĐ-UB, ngày 7/5/1998 của UBND tỉnh Cao Bằng, về việc thành lập tổ đánh
giá trình độ công nghệ thi công đường bộ tỉnh Cao Bằng.
II. MỤC TIÊU.
- Trên cơ sở các quy định, tiêu chuẩn của Bộ Giao thông vận
tải, Bộ KHCN và MT xác định xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá áp dụng cho
công tác đánh giá trình độ công nghệ làm đường bộ tỉnh Cao Bằng, có xem xét phù
hợp với thực tế điều kiện tỉnh Cao Bằng.
- Tổ chức thu thập số liệu, phân lọai, phân tích đánh giá bằng
hai phương pháp: Phương pháp chuyên gia và theo số liệu thu thập, tính toán.
- Tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá, rút kinh nghiệm.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN.
- Đã thu thập được danh sách của 29/40 đơn
vị doanh nghiệp tham gia thi công đường bộ tỉnh Cao Bằng.
- Hoàn thiện hệ thống thang điểm
trình độ công nghệ làm đường bộ tỉnh Cao Bằng. Như chỉ tiêu đổi mới thiết bị,
chỉ tiêu tỷ trọng thiết bị hiện đại, chỉ tiêu trình độ cơ khí hoá, trình độ cán
bộ đại học và trung cấp, chỉ tiêu phẩm cấp sản phẩm và một số chỉ tiêu khác.
TT
|
Phương điện đánh giá
trình độ công nghệ
|
Điếm tối đa
|
Điểm
đánh giá
|
Xếp loại
|
1
|
Tuổi trung bình thiết bị
|
10
|
4,7
|
Trung bình yếu
|
2
|
Hệ số đổi mới thiết bị
|
10
|
4,0
|
Trung bình yếu
|
3
|
Tỷ trọng thiết bị hiện đại
|
10
|
3,5
|
Yếu
|
4
|
Trình độ cơ khí hoá
|
10
|
1,2
|
Quá yếu
|
5
|
Tỷ trọng cán bộ đại học và trung cấp
|
20
|
4,0
|
Yếu kém
|
6
|
Phẩm cấp sản phẩm
|
20
|
7,3
|
Trung bình yếu
|
7
|
Một số chỉ tiêu tổng hợp khác
|
20
|
10
|
Trung bình
|
Qua bảng đánh gía trên cho thấy, trình độ công nghệ
làm đường bộ bộ của tỉnh Cao Bằng yếu kém về mọi mặt, cụ thể:
1. Đánh giá các thiết bị máy móc chủ yếu tham gia thi công
làm đường bộ.
Các đơn vị doanh nghiệp Cao Bằng có đầy đủ các loại thiết bị chuyên dụng để thi công làm đường bộ như: Máy lu, máy, ủi, máy súc, máy nghiền sàng, các loại hiện đại như máy Lu SAKAI, HITACHI, trạm trộn bê tông và các loại thiết bị phụ trợ khác để bảo đảm cho công tác thi công các loại đường ,cấp 4 và cấp 5 miền núi, đường giao thông nông thôn.
Các đơn vị doanh nghiệp Cao Bằng có đầy đủ các loại thiết bị chuyên dụng để thi công làm đường bộ như: Máy lu, máy, ủi, máy súc, máy nghiền sàng, các loại hiện đại như máy Lu SAKAI, HITACHI, trạm trộn bê tông và các loại thiết bị phụ trợ khác để bảo đảm cho công tác thi công các loại đường ,cấp 4 và cấp 5 miền núi, đường giao thông nông thôn.
Nhưng các thiết bị trên chủ yếu là thiết bị thế hệ của những
năm 80 đã hết khấu hao, rất ít các thiết bị thuộc thế hệ mới.
Các đơn vị còn thuê mượn thiết bị của nhau là chủ yếu, nên
dẫn đến tình trạng bớt sén ca máy ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công
trình. Lý do chủ yếu do các đơn vị đăng ký kinh doanh, vốn pháp định trên dưới
500 triệu đồng, theo đó việc không mua sắm hoặc thiếu trang thiết bị hiện đại để
thi công là điều dễ hiểu.
2. Đánh gía năng lực
chuyên môn, trình độ kỹ thuật thi công.
Trong báo cáo tổng hợp cho thấy năng lực chuyên môn, trình
độ thi thi làm đường bộ của tỉnh còn nhiều hạn chế:
- Thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn đại
học, chủ yếu là cán bộ trung cấp và công nhân.
- Các đơn vị nhà nước được ưu tiên
trong tuyển dụng nhưng thực tế số cán bộ có trình độ đại học lại rất ít,
như Công ty công trình Giao thông I và II chỉ có 4 đến 5 người có trình độ
đại học.
3. Đánh giá về mặt tổ chức các doanh nghiệp tham
gia thi công…
Một tỉnh nhỏ như Cao Bằng nhưng có tới 40 đơn vị kinh doanh
trong lĩnh vực này, với năng lực vốn đầu tư thiếu, thiết bị lạc hậu, năng lực
chuyên môn để tư vấn, giám sát thi công thiếu trầm trọng, quy chế đấu thầu
không chặt chẽ, quá nhiều đơn vị tham gia nhưng lại không có năng lực thực tế,
thực tế này dẫn đến công tác quản lý tư vấn và giám sát kỹ thụât thi công
gặp nhiều khó khăn., đây cũng là một trong những hạn chế cơ bản của ngành giao
thông và công tác tổ chức thi công làm đường giao thông của Cao Bằng.
4. Đánh giá về
chất lượng thi công đường bộ.
Đánh giá chất lượng thi công thông qua các chỉ tiêu đặc
trưng theo quy định, cho thấy chất lượng đường bộ tỉnh Cao Bằng ít có sự đổi mới
do sự đầu tư không đồng bộ của các chỉ tiêu vốn đầu tư, chỉ tiêu trình độ công
nghệ, khả năng, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ còn thấp…Khâu điều hành
và quản lý thiếu linh hoạt, dẫn đến một số tuyến đường huyện lộ và giao thông
nông thôn chất lượng không bảo đảm.
No comments:
Post a Comment