CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

Một số kịch bản cho chính sách thương mại của Việt Nam

| | 0 nhận xét
Việt Nam đứng trước nhiều sự lựa chọn khi mở cửa với thương mại quốc tế. Việt Nam sắp gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, là thành viên của Khu vực Mậu dịch Tự do trong ASEAN, khu vực đang có dự tính mở rộng quan hệ thương mại đối với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, gần đây Việt Nam đã kết thúc đàm phán song phương với Mỹ. Mở cửa thương mại là con dao hai lưỡi với lợi ích thu được từ việc cải thiện khả năng gia nhập thị trường và phân bổ tài nguyên nhưng cũng có thể bị bù trừ một phần hoặc toàn bộ bằng những tác động tiêu cực về thương mại và chi phí điều chỉnh cơ cấu.

Những mô phỏng về cải cách tự do hóa thương mại đơn phương, song phương, khu vực, đa phương và kịch bản hài hoà thuế suất được thực hiện bằng cách sử dụng mô hình cân bằng tổng thể GTAP. Kết quả chỉ ra rằng tự do hoá đơn phương có thể mang lại những lợi ích đáng kể mà không cần phải đàm phán với các nước khác. Hài hòa thuế suất ở mức thuế suất bình quân như hiện nay cũng mang lại lợi ích thông qua tăng nguồn thu thuế mà không cần phải điều chỉnh nhiều. Mở rộng AFTA mang lại lợi ích vừa phải, cũng giống như cải cách thương mại đa phương giảm 50% mức thuế suất hiện nay. Các ngành nông nghiệp và sử dụng tài nguyên thu được lợi ích rất hạn chế vì những ngành xuất khẩu này đã có hàng rào thuế suất thấp. Tuy nhiên, thị trường giành cho hàng dệt may Việt Nam vẫn đóng vai trò rất quan trọng.

David Vanzetti - Đại học QG Úc
Phạm Lan Hương - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW

Nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu Nông Nghiệp Quốc tế Úc tài trợ và đã được trình bày tại Hội thảo hàng năm lần thứ 9 của Mạng Phân tích thương mại Toàn cầu Addis Ababa, Ethiopia, 15-17/6, 2006.

File DOC - Download:
http://www.mediafire.com/?31czvbfbj86ica2

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel