CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

Hội thảo: Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp

| | 0 nhận xét
Ngày 20/2/2004 tại Hà Nội, Tạp chí Cộng sản phối hợp với Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương tổ chức hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp”. Giáo sư tiến sỹ Lê Hữu Nghĩa, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng lý luận Trung ương, Tiến sỹ Đinh Văn Ân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cùng đông đảo các nhà nghiên cứukhoa học kinh tế tham gia cuộc hội thảo.

Từ nhiều góc độ, 43 bản tham luận tại hội thảo đã khẳng định phát triển kinh tế nhiều thành phần, một trong những chủ trương lớn rất quan trọng của Đảng trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đã được thực tế chứng tỏ là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Nhờ phát triển các thành phần kinh tế , đất nước ta đã huy động được nhiều nguồn lực trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực phát triển kinh tế mạnh mẽ. Hiện nay, trước những yêu cầu mới, tiếp tục đẩy nhanh nhịp độ phát triển đất nước, bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đang đặt ra nhiều vấn đề mới cả về lý luận lẫn thực tiễn cần được phát hiện kịp thời, dự báo xu thế phát triển trong thời gian tới giúp cho các nhà hoạch định chính sách tìm giải pháp hữu hiệu phát huy hơn nữa vai trò tích cực của các thành phần kinh tế hạn chế những mặt tiêu cực, góp phần vào quá trình tổng kết lý luận và thực tiễn 20 năm đổi mới toàn diện đất nước theo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng để chuẩn bị soạn thảo các văn kiện Đại hội X của Đảng.

Các tham luận đã tập trung vào năm vấn đề chính là: Những vấn đề lý luận và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội; Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Về phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, đa dạng hóa các hình thức kinh tế tập thể; Tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài phát triển; Quan điểm, giải pháp để các thành phần kinh tế cùng phát triển và cạnh tranh bình đẳng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các tham luận đã kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp nhằm phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, đa dạng hoá các hình thức kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phát triển.Cuộc hội thảo này được diễn ra sau Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ chín kiểm điểm nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng và đề ra một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn trong nửa cuối nhiệm kỳ khoá IX, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tiếp tục phát triển mạnh mẽ tư duy lý luận của Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH của Việt Nam, trong đó có lý luận về phát triển kinh tế nhiều thành phần, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Phát triển các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần
TS. Đinh Văn Ân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW

Một số ý kiến về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
TS. Trần Kim Hào

Những yếu tố bất lợi đối với môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp dân doanh và một số đề xuất
TS. Nguyễn Đình Tài

Vị trí, vai trò và xu hướng phát triển của các thành phần kinh tế ở Việt Nam
TS. Lê Xuân Bá - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW

Cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thực hiện Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
TS. Chu Tiến Quang - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TƯ

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel