CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

[Bài trích] Xung quanh việc thực hiện chính sách kéo điện cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

| | 0 nhận xét
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc bãi bỏ việc cấp vải theo Quyết định 168/QĐ - TTg, để thực hiện chính sách kéo điện cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trong tỉnh; trên cơ sở khảo sát sơ bộ của các địa phương và tham mưu cho các Sở Công nghiệp, Tài chính Vật giá ..... ngày 26/9/2003, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã có Quyết định số 3069/QĐ – UB về việc phân bổ kinh phí cho các địa phương để thực hiện chính sách kéo điện lưới cho đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Theo đó, dự kiến trong năm 2003, toàn tỉnh Đắk Lắk (cũ) sẽ sử dụng khoản kinh phí trên 20 tỷ đồng để kéo điện cho 35.849 hộ; trong đó trên địa bàn 6 huyện phía Nam, nay là tỉnh Đắk Nông sẽ được sử dụng khoản kinh phí 4 tỷ 787 triệu đồng để kéo điện cho 8.968 hộ. Từ thực trạng quản lı vận hành lưới điện, nên việc thực hiện chính sách này được giao cho 2 đơn vị là ngành Điện lực và UBND các huyện, thành phố trong tỉnh. Điện lực Đắk Lắk được giao triển khai thực hiện kéo điện cho 3.501 hộ...

Có thể nói đây là chủ trương rất phù hợp với tình hình thực tế vì việc cấp vải mang lại hiệu quả không cao, trong khi đó nhu cầu được sử dụng điện trong đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đang là vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện lại có nhiều vướng mắc và tiến độ rất chậm. Theo số liệu của Điện lực Đắk Lắk và Sở công nghiệp Đắk Nông thì tính đến ngày 30/3, Điện lực Đắk Lắk mới thiết kế, dự toán được 1.900 hộ và triển khai kéo điện cho 1.110 hộ; còn các địa phương cũng chỉ mới thiết kế, dự toán được cho 1.652 hộ và triển khai kéo điện được 1.300 hộ... Như vậy, cả 2 đơn vị cũng mới tổ chức thiết kế được 3.552 hộ; đạt 26% so với dự kiến phân bổ ngân sách theo kế hoạch sẽ kéo điện trong năm 2003. Tiến độ triển khai thực hiện chính sách này chậm được lãnh đạo các địa phương phản ánh nhiều lần với các đoàn công tác của tỉnh, nhiều nơi cho đây là vấn đề bức xúc ở địa phương....

Tìm hiểu về nguyên nhân của sự chậm trễ này, ông Ngô Thế Tùng, Phó giám đốc Sở Công nghiệp Đắk Lắk cho biết: tiến độ triển khai thực hiện chủ trương này bị chậm là do nhiều nguyên nhân. Trước hết là theo quy định ban đầu của UBND tỉnh Đắk Lắk (cũ) có nhiều nội dung không phù hợp với thực tế, ví dụ như khoảng cách từ nhà dân đến lưới điện hạ thế quy định 30 m là quá ngắn, đồng hồ đo đếm điện phải mua của ngành Điện.... nên các ngành chức năng phải mất thời gian xem xét, tham mưu với UBND tỉnh điều chỉnh lại. Theo đó, về khoảng cách từ nhà dân đến lưới điện hạ thế đã được nâng lên là 150 m; đối với các địa phương do UBND huyện triển khai thực hiện thì cho phép các đơn vị, tổ chức có thể "làm được công trình điện" đều có thể tham gia... Thế nhưng để có được chủ trương mới này thì đã là cuối tháng 12/2003; nên việc triển khai thực hiện kinh phí phân bổ năm 2003 phải chuyển qua năm 2004. Dù vậy, bước sang năm 2004, những vướng mắc, trục trặc vẫn không hết như giá vật tư, thiết bị tăng đột biến, làm cho các đơn vị thi công lúng túng; ở các địa phương đều có địa hình phức tạp, dân cư thưa; số hộ nằm cách đường dây hạ thế hơn 150 m khá nhiều... nên vẫn phải điều chỉnh. Ngày 30/3/2004, liên Sở Công nghiệp – Tài chính Vật giá lại tiếp tục ra văn bản chung để điều chỉnh, hướng dẫn việc triển khai, thực hiện. Cụ thể như giá vật tư được thanh toán theo thời điểm thi công; các địa phương có thể tìm các nguồn khác để xây dựng nhánh rẽ cho các nhóm hộ nằm cách lưới hạ thế quá 150 m...

Tuy nhiên, cũng theo ông Tùng thì một nguyên nhân trở ngại không kém phần quan trọng là việc tiếp nhận chủ trương này ở cấp cơ sở chưa thấu đáo, gây ra những phức tạp không đáng có: như việc điều tra ban đầu không kỹ, việc phổ biến chủ trương cho người dân không đến nơi, đến chốn, làm cho người dân thắc mắc, tỵ nạnh, đòi hỏi quyền lợi không chính đáng; và cũng không ít địa phương thiếu nhiệt tình với nhiệm vụ này. Cũng cần nói cho rõ là với chủ trương này, Nhà nước đầu tư kinh phí để kéo điện cho các hộ là đồng bào người dân tộc tại chỗ hiện chưa có điện, nhưng đang có nhà ở trong khu vực đã có lưới điện hạ thế và cách lưới điện hạ thế một khoảng cách cho phép, chứ không phải là kéo điện cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở mọi chỗ, mọi nơi và việc thực hiện chính sách xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số đều cần một quỹ thời gian, chứ không thể lấy một mốc chính trị nào đó để thúc ép các đơn vị thi công, nhất là với những nội dung công tác có yếu tố về kỹ thuật, kinh tế.... Và để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện thì không ai khác là các địa phương cần đề cao trách nhiệm, thực hiện đúng hướng dẫn của tỉnh, đồng thời cần có sự trao đổi thông tin kịp thời về những vướng mắc, trục trặc với các ngành chức năng để sớm có hướng xử lý thích hợp.

Theo vista.gov.vn

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel