CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

[Bài trích] Lễ hội Lồng tồng nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Tày (Lưu Nguyên)

| | 0 nhận xét
Dân tộc Tày có số dân chỉ đứng sau dân tộc Kinh. Đây cũng là cộng đồng dân tộc gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước từ rất sớm và cũng là chủ nhân của kho tàng văn hoá phi vật thể được bắt nguồn từ cuộc sống lao động sản xuất. Cùng với cây đàn tính và những bài then với những làn điệu Shi, lượn, người Tày còn lưu giữ được nhiều nét sinh hoạt văn hoá thể hiện khát vọng trong tín ngưỡng về nông nghiệp, tiêu biểu là Lễ hội Lồng tông, một trong những lễ hội độc đáo được diễn ra vào tháng Giêng Âm lịch hàng năm (sau tết Nguyên đán).

Lồng tồng (còn là lồng tông theo tiếng Tày, Nùng, hay lồng tộng theo tiếng Dao; Lùng tùng, theo tiếng Nùng), có nghĩa là "xuống đồng". Cũng như người Việt, từ xa xưa, đồng bào miền núi phía Bắc, nhất là các dân tộc Tày, Nùng đã sinh sống gắn bó với thiên nhiên, với bản làng, núi đồi, ruộng đồng và nương rẫy nên các phong tục, tập quán của họ luôn mang đậm nét văn hóa truyền thống. Lễ hội Lồng tông được người dân nơi đây coi là lễ hội quan trọng bậc nhất, gắn liền với nông nghiệp trồng trọt, được tổ chức hàng năm nhằm gửi gắm những mong ước của con người.

Lưu Nguyên

>> Tạp chí Dân tộc số 147 (tháng 3 - 2013)

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel