CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

[Bài trích] Một số kinh nghiệm từ thực tiễn công tác dân vận trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

| | 0 nhận xét
Tây Nguyên là vùng đặc thù về sinh thái, tự nhiên; là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số và có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng. Do vậy, thực hiện tốt công tác dân vận trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là góp phần làm cho văn hóa thẩm thấu vào kinh tế và chính trị, làm cho chính trị ngày càng dân chủ hoá, khoa học hoá, văn hoá hoá, trở thành những giá trị, chuẩn mực thấm sâu vào đời sống xã hội, trở thành nhu cầu, lối sống của mọi tầng lớp dân cư.

Công tác dân vận thực chất là quá trình hiện thực hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến từng con người, từng việc làm, từng đơn vị cụ thể... Do vậy là một đòi hỏi khách quan, là nhu cầu tự thân của công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Tây Nguyên. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Nhằm phát huy những lợi thế so sánh, khắc chế yếu kém, tiêu cực ở một địa bàn rộng lớn và có nhiều đặc thù như Tây Nguyên, chữ “khéo” trong công tác dân vận càng đòi hỏi mức độ cao hơn. Những nội dung sau có thể xem là kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn công tác dân vận ở một số địa phương vùng Tây Nguyên thời gian qua.

Nguyễn Thị Tâm

>> Tạp chí Dân tộc số 147 (tháng 3 - 2013)

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel