CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

[Bài trích] Tết Mường cổ truyền (Bùi Minh Chức)

| | 0 nhận xét
Người Hán và người Kinh ăn tết Nguyên đán vào ngày ba mươi tháng Chạp và các ngày mồng một, mồng hai tháng Giêng (gọi là 3 ngày Tết) theo Âm lịch, (tức lịch mặt trăng).

Người Mường cũng ăn tết như vậy, nhưng do cách tính lịch (ngày lui tháng tới), người Mường gọi ngày ba mươi là ngày “chỉn tún” và ngày mồng một là ngày ba mươi “pa mươl” cho nên lễ chính trong tết Nguyên đán của người Mường là ngày ba mươi.

Trong cổ truyền, người Mường thường ăn tết tới bảy ngày. Tết thường bắt đầu ở nhà Lang cun vào ngày chỉn tún, những nhà Lang đạo làm tết kế tiếp ngay sau đó rồi đến các nhà nóc. Cuối cùng tết thường kết thúc vào ngày “páy”, tức ngày tám tháng giêng sau khi ăn xong “thệt láng” (tết làng). Đó là những ngày ăn tết chung, ngày hoà hợp giữa Nhà lang và Nhà dân. Tổ tiên Nhà Lang được coi là tổ tiên chung của cả mường, việc thờ cúng các vị thần khác cũng được làm chung với việc thờ cúng tổ tiên. Trong khi đó ở Nhà Lang, việc thờ cúng tổ tiên và việc thờ cúng các vị thần khác có thể được làm riêng, tuỳ mức độ quan trong của các vị thần được thờ cúng.

Bùi Minh Chức
>> Tạp chí Dân tộc (số 146 - tháng 2-2013)

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel