Xuất phát từ tình hình thực tiễn cùng việc nhận thức lại vị trí, vai trò của văn hoá trong sự phát triển, nhất là việc ý thức rõ tiến trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam, tháng 1 năm 2006, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách “Bản sắc dân tộc và hiện đại hoá văn hoá Việt Nam: mấy vấn đề lý luận và thực tiễn” của PGS.TS. Thành Duy (nguyên là cán bộ Viện Khoa học xã hội Việt Nam) mong muốn đáp được sự quan tâm sâu sắc và rộng rãi của xã hội.
Sách dày 302 trang, khổ 14,5x20,5cm, gồm 7 chương.
Chương I trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam để thấy được bản sắc dân tộc và hiện đại hoá văn hoá là điều kiện tồn tại và phát triển của dân tộc, vị trí giáo dục đào tạo khoa học, công nghệ trong quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam.
Chương II đề cập đến đặc điểm cơ bản của quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam là tính định hướng, văn hoá làng, phát triển văn hoá vùng, văn hoá các dân tộc trong nền văn hoá Việt Nam thống nhất, đa dạng và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - một đảm bảo quan trọng của quá trình này.
Chương III: Thế kỷ XX với đường lối phát triển văn hoá, văn nghệ theo hướng hiện đại hoá văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chương IV: Hồ Chí Minh với việc giao lưu văn hoá Đông – Tây và quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam.
Chương V nêu những mốc lớn của quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam từ đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943 đến Nghị quyết Hội nghị Trung ương V khoá VIII.
Chương VI phân tích mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung của văn hoá các dân tộc với quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam thông qua sự đa dạng văn hoá và vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc trong nền văn hoá Việt Nam thống nhất.
Chương VII trình bày vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam.
Cuốn sách phân tích rõ nền văn hoá Việt Nam mà chúng ta chủ trương xây dựng mang hai yếu tố cốt lõi là vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Hai yếu tố này phải gắn kết và bổ sung cho nhau, hiện đại hoá chỉ có thể thành công nếu bản sắc dân tộc được coi trọng như một động lực, đồng thời bản sắc dân tộc của văn hoá cũng chỉ có thể được phát huy trong một đất nước hiện đại hoá.
Cơ quan soạn thảo: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Tác giả: PGS.TS. Thành Duy
Năm xuất bản: 2006
Địa chỉ liên hệ: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Dân số - Gia đình (10)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Tin học - CNTT (151)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Đề tài - Dự án (47)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
No comments:
Post a Comment