CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

[Giới thiệu] Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - tập VI (2008)

| | 0 nhận xét
[Giới thiệu] Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - tập VI
Nghiên cứu khoa học là một trong những chức năng quan trọng của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Từ năm 1999, hàng năm những kết quả nghiên cứu của các cán bộ trong Bảo tàng và cộng tác viên của Bảo tàng đã được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam công bố trong xuất bản phẩm mang tên “Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam”.

Trong việc nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, ngoài những vấn đề thường xuyên cần phải giải quyết như bảo quản, sưu tầm, giáo dục, nghe nhìn, những năm gần đây, Bảo tàng tập trung sự quan tâm tới việc nghiên cứu một làng cụ thể. Thông qua việc nghiên cứu này, một mặt giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn những đặc điểm về mặt dân tộc học từ nguồn gốc lịch sử, kinh tế, phong tục tập quán đến văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần của cư dân ở một làng cụ thể; mặt khác, quan trọng hơn, đây có thể xem như một cuộc tiến hành kiểm kê về văn hoá vật thể và phi vật thể không chỉ của người dân tại đây, mà có thể mở rộng ra cho một vùng, một tộc người để có kế hoạch sưu tầm và bảo tồn.

Tháng 5 năm 2008, Nhà xuất bản Khoa học xã hội cho ra mắt bạn đọc cuốn “Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam VI” dày 359 trang, khổ 16x24cm, thể hiện định hướng nghiên cứu trên bằng việc giới thiệu kết quả nghiên cứu của hai đề tài cấp Viện: Người Ba Na làng Kon RBàng do TS. Lưu Hùng làm chủ nhiệm và Nghề đan lát của người Khơ Mú (theo tài liệu nghiên cứu ở bản Đỉnh Sơn I, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) do TS. La Công Ý làm chủ nhiệm.

Đề tài Người Ba Na làng Kon RBàng gồm 5 chương.
Chương I Kon RBàng, một làng cổ của người Ba-Na.
Chương II trình bày các hoạt động kinh tế.
Chương III nói về nếp sống vật chất.
Chương IV quan hệ xã hội và tập tục vòng đời.
Chương V tín ngưỡng – tôn giáo.

Đề tài Nghề đan lát của người Khơ Mú có 4 chương.
Chương I nêu những nét khái quát chung của bản Đỉnh Sơn I.
Chương II người Khơ-Mú ở Đỉnh Sơn I với nghề đan lát.
Chương III tìm hiểu sự công phu của nghề đan.
Chương IV nghề đan lát trong cơ chế thị trường.

Hy vọng đây là tập tài liệu hữu ích cho các cơ quan, các nhà nghiên cứu dân tộc học, bảo tàng học, văn học… quan tâm tới vấn đề nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và giới thiệu những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc ở nước ta.

Cơ quan soạn thảo: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2008
Địa chỉ liên hệ: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; Nhà xuất bản Khoa học xã hội

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel