Để góp phần giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về văn hóa Chăm, quý I năm 2008 Nhà xuất bản Thế giới đã cho ra mắt bạn đọc tác phẩm “Di sản văn hóa Chăm” của tác giả Nguyễn Văn Kự, nguyên cán bộ Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
“Di sản văn hóa Chăm” – sách ảnh, song ngữ Việt – Anh, dày 120 trang, khổ 21x23cm với trên 100 ảnh đen trắng in trên giấy couché, giới thiệu về tài năng của các thế hệ người Chăm đã sáng tạo nên một nền văn hóa độc đáo, rực rỡ với những đền, tháp, thành quách, những tác phẩm điêu khắc, bi kí cổ… và người Chăm ngày nay đã và đang chung sức cùng các dân tộc anh em xây dựng một nước Việt Nam tươi đẹp phồn vinh.
Với những trang sách đó, bạn đọc như cùng tác giả đến thăm rừng tháp Chăm ở Thánh địa Mỹ Sơn, Khu di tích Phật giáo Đông Dương và nhiều khu tháp Chăm nằm rải rác suốt dải đất Miền Trung từ Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam tới Bình Thuận và Tây Nguyên như tháp Mỹ Khánh (Thừa Thiên – Huế); tháp Chiên Đàn, Bằng An, Khương Mỹ (Quảng Nam); tháp Phú Lộc, Cánh Tiên, Dương Long, Thủ Thiện, Bánh Ít, Bình Lâm, Hưng Thạnh (Bình Định); tháp Nhạn (Phú Yên); tháp Bà Nha Trang (Khánh Hòa); tháp Hòa Lai, Pô Klông Garai, Pô Rômê (Ninh Thuận); tháp Phú Hài, Pô Tằm (Bình Thuận); tháp Yang Prông (Đắc Lắc).
“Cùng với tộc Việt và tộc Khmer, tộc Chăm đã từng ở ngọn nguồn của lịch sử dân tộc Việt Nam ngày nay, đã xây dựng nên một nền văn hoá riêng rất cao, không thua kém bất kì nền văn hóa cao đẹp nào thời cổ đại và trung cổ ở Đông Nam Á. Nền văn hóa đó là một thành phần khăng khít của văn hóa Việt Nam ngày nay. Trong cuộc đấu tranh lâu dài mà dân tộc Việt Nam tiến hành trong thời đại ngày nay mưu cầu một cuộc sống mới tươi đẹp, đồng bào Chăm đã có phần đóng góp tạo nên lịch sử hôm qua và đang sát cánh đồng bào cả nước xúc tiến lao động sáng tạo hôm nay” (GS.VS. Phạm Huy Thông).
Công trình đầu tiên trong lĩnh vực này của tác giả cộng tác với một số nhà nghiên cứu là “Điêu khắc Chăm” (1988), sau đó là “Du khảo văn hóa Chăm” (2005) và bây giờ là “Di sản văn hóa Chăm”.
“Nếu như “Điêu khắc Chăm” đã làm biết bao bạn đọc sững sờ về một số biểu hiện tâm thức sùng đạo – yêu đời của người Chăm dưới nhát đục điêu luyện, tinh tế của các nghệ nhân Chăm thời xưa thì “Du khảo văn hóa Chăm” lại dẫn dắt độc giả - cũng bằng hình ảnh – theo bước bôn ba tìm lẽ sống của một tộc người từ buổi ban đầu đến tận ngày hôm nay trên dải đất chữ S này. Và giờ đây, trên tay các bạn là tập “Di sản văn hóa Chăm” như để tỏ bày một tâm thức cảm thụ, một dòng suy tư riêng tây của một con người – nghệ sĩ về một nền văn hóa nghệ thuật một thời rực rỡ xán lạn để rồi hôm nay hội nhập vào đại gia đình văn hóa Việt Nam độc đáo trên vùng Đông Nam Á này” (PGS. Cao Xuân Phổ).
Cơ quan soạn thảo: Nhà xuất bản Thế giới
Tác giả: Nguyễn Văn Kự
Năm xuất bản: 2008
Địa chỉ liên hệ: Nhà xuất bản Thế giới
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Dân số - Gia đình (10)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Tin học - CNTT (151)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Đề tài - Dự án (47)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
No comments:
Post a Comment