Sơn La có diện tích tự nhiên là 14.055 km2, chiếm 4,27% tổng diện
tích cả nước và đứng thứ 5 về diện tích trong số 63 tỉnh, thành phố cả nước; có
11 huyện thành phố; dân số có 1.080.641 người;12 dân tộc anh em, trong đó chủ yếu
là dân tộc Kinh, Thái, H’Mông, Mường, Dao cùng
sinh sống. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo gần 1/3 thế kỷ
qua đã đem lại những đổi thay lớn về mọi mặt của đời sống xã hội, đời sống của
đại bộ phận nhân dân ngày càng được nâng cao, hộ nghèo giảm nhanh, kết cấu hạ tầng
cơ sở có bước phát triển vượt bậc... đã góp phần ổn định chính trị, phát triển
kinh tế - văn hóa - xã hội.
Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình (DS
- KHHGĐ) trong những năm qua của tỉnh đã thu được những kết quả đáng khích lệ,
nhiều chương trình, mục tiêu, các biện pháp, giải pháp về công tác DS - KHHGĐ
đã được triển khai, đại bộ phận nhân dân các dân tộc đã có nhận thức đúng đắn về
việc sinh ít con và xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc; nhiều cặp vợ chồng đã thực
hiện tốt nội dung: dù trai hay gái chỉ sinh một đến hai con. Không ít địa
phương, đơn vị nhiều năm liên tục không có cặp vợ chồng sinh con thứ ba. Công
tác DS - KHHGĐ đã và đang đi vào cuộc sống và nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tổ
chức thực hiện của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và sự đồng thuận của
nhân dân.
Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể, kết quả giảm
nghèo chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo cao... thu nhập thực tế của nông dân, đồng
bào dân tộc thiểu số còn thấp; khoảng cách giàu nghèo có xu hướng ngày càng
tăng. Nghèo đói bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ quy
mô nhân khẩu của không ít gia đình tăng, tình trạng sinh con thứ ba, thậm chí
có cặp vợ chồng sinh 4-6 con. Do sinh nhiều con nên kéo theo kinh tế gia đình
ngày càng khó khăn, bệnh tật, cùng với đó là khai thác bừa bãi tài nguyên, nhất
là phá rừng làm nương rẫy để đáp ứng về lương thực đã gây suy thoái môi trường
và nhiều vấn đề xã hội nan giải khác. Trong số hộ rất nghèo, phần lớn là
hộ có quy mô nhân khẩu từ 5-7 người trở lên, hộ có quy mô nhân khẩu từ 1-4 người
thuộc diện nghèo chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ, trong khi đó phần lớn hộ khá và giàu
quy mô gia đình chỉ từ 3-4 người. Xét theo quy mô nhân khẩu, số nhân khẩu càng
lớn thì mức sống của hộ càng thấp; Bên cạnh đó, trình độ tổ chức sản xuất còn
thấp kém, thiếu kế hoạch chi tiêu hơp lý… đã và đang làm nghèo đói đeo bám lâu
dài trong cuộc sống của nhiều hộ gia đình đông con.
Nhằm giảm áp lực do quy mô nhân khẩu quá lớn
trong mỗi gia đình, nhất là trong đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở các vùng
còn khó khăn, vùng cao biên giới xa xôi hẻo lánh, góp phần thiết thực để giảm
nghèo, giảm khoảng cách giàu nghèo và mức thu nhập giữa các vùng miền, dân tộc,
cấp ủy, chính quyền các cấp và hệ thống chính chính trị từ tỉnh đến cơ sở cần
tăng cường hơn công tác tuyên truyền, vận động và triển khai đồng bộ, hiệu các
hoạt động thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; mỗi cặp vợ chồng,
nhất là các cặp vợ chồng vùng dân tộc thiểu số cần ý thức hơn về việc sinh đẻ
và nuôi dạy con cái. Công tác vận động về công tác DS - KHHGĐ đối với đồng bào
cần theo phương châm ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu, để dân làm theo; đổi mới nội
dung phương thức công tác tuyên truyền, trong đó lấy nội dung phát triển kinh tế
làm trọng tâm, động lực cho định hướng nhận thức và hành vi sinh đẻ của các cặp
vợ chồng. Công tác DS - KHHGĐ cần được gắn chặt với các vấn đề về phát triển
kinh tế, văn hoá – xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự và an
toàn xã hội, góp phần xây dựng Sơn La ngày càng giàu mạnh với nền tảng là gia
đình ấm no, hạnh phúc.
Huy
Nghĩa
>> Thông tin Công tác Mặt trận số 101 (11-2011)
No comments:
Post a Comment