Với dân số tương đối lớn, dân tộc Ba Na cư trú ở vùng đất có vị trí địa lý đặc biệt, họ là dân tộc tiêu biểu cho các cư dân nói ngôn ngữ Môn – Khơme vùng Trường Sơn, Tây Nguyên. Trải qua hàng nghìn năm tồn tại và phát triển cho đến nay người Ba Na vẫn duy trì được nhiều giá trị văn hoá truyền thống quý giá của dân tộc mình.
Cuốn sách “Dân tộc Ba Na ở Việt Nam” do TS. Bùi Minh Đạo (chủ biên) cùng sự tham gia của các cộng sự Trần Hồng Thu, Bùi Bích Lan; do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2007, khổ 14,5x20,5cm là một ấn phẩm mới nhất nghiên cứu về dân tộc này. Với kết cấu gồm 7 chương, dày 338 trang, TS. Bùi Minh Đạo và nhóm tác giả đã phác hoạ khá đầy đủ bức tranh cuộc sống, văn hoá, kinh tế, xã hội của dân tộc Ba Na như: Môi trường nơi cư trú, hiện trạng cư dân; Các hoạt động mưu sinh như trồng trọt, chăn nuôi; Các nghề thủ công truyền thống. Đặc biệt là “vấn đề văn hoá xã hội”, trong đó các tác giả đặc biệt lưu tâm trình bày về những đặc trưng trong thiết chế và quan hệ xã hội: dòng họ, hôn nhân, gia đình, các phong tục, tập quán liên quan trong đời sống của người dân Ba Na.
Về vấn đề “văn hoá đảm bảo đời sống”, nhóm tác giả chú trọng trình bày những ảnh hưởng văn hoá buôn làng, nhà cửa, trang phục, ẩm thực, nhạc cụ, quan niệm tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật… có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của đặc trưng văn hoá người Ba Na.
Bên cạnh những vấn đề mang tính văn hoá, nhóm tác giả cũng không quên đề cập đến những phẩm chất tuyệt vời trong con người Ba Na như truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng mà dân tộc Ba Na hướng về Đảng và đất nước trong công cuộc bảo vệ sự bình yên và thống nhất nước nhà.
Trên các cơ sở lý thuyết và thực tiễn khi tiến hành các nghiên cứu về những đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hoá, nhóm tác giả đã chỉ ra một nguyên lý quan trọng trong cuộc sống của dân tộc Ba Na đó là: bằng con đường củng cố buôn làng, với sự giúp đỡ tận tình của cán bộ và người dân các dân tộc anh em, người Ba Na có đủ khả năng và điều kiện cùng các dân tộc Tây Nguyên xây dựng cuộc sống mới, góp phần đảm bảo dân giàu, nước mạnh. Dựa vào sức mạnh của cộng đồng buôn làng, với bản tính cần cù, năng động, với tấm lòng vị tha, nếu được học tập và chỉ dẫn chu đáo con cháu Anh hùng Núp có thể chuyển đổi cây trồng, biến các mảng nương rẫy, ruộng khô trở thành mảnh đất trồng cây dài ngày… biến các đồng cỏ dưới tán rừng thành nơi chăn nuôi… để có thể phát triển ổn định và bền vững.
Với những điều như vậy về cuộc sống của người Ba Na, cuốn sách đã góp phần đóng góp thêm vào tư liệu văn hoá dân gian các dân tộc Việt Nam một góc nhìn mới với muôn mặt đời sống văn hoá đa dạng và phong phú.
Cơ quan soạn thảo: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Tác giả: TS. Bùi Minh Đạo
Năm xuất bản: 2007
Địa chỉ liên hệ: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Dân số - Gia đình (10)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Tin học - CNTT (151)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Đề tài - Dự án (47)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
No comments:
Post a Comment