Văn hoá người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh (NXB KHXH 2007) là cuốn sách mới được xuất bản của Trung tâm Nghiên cứu dân tộc học và Tôn giáo thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) do TS. Trần Hồng Liên chủ biên.
Tìm hiểu văn hoá của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh là đi tìm nét riêng biệt, đặc thù, mang tính khu vực của cộng đồng tộc người Hoa cư trú trên 3 thế kỷ qua lại tại vùng đất Nam Bộ. Trong quá trình định cư sinh sống, người Hoa đã thể hiện nét riêng của mình trên nhiều lĩnh vực, từ đường nét kiến trúc độc đáo của các ngôi miếu, hội quán, chùa chiền của từng nhóm ngôn ngữ như nhóm Hoa Quảng Đông, Triều Châu… Văn hoá của người Hoa cũng thể hiện qua nghệ thuật diễn xướng, múa lân… Có một nền văn hoá Hoa riêng biệt, đặc thù không? Hay đã có ảnh hưởng và giao lưu với văn hoá của người Việt. Cuốn sách Văn hoá người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh góp phần tìm hiểu đặc trưng của văn hoá Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua các dạng thức văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, biểu hiện trên nhiều lĩnh vực như văn hoá - nghệ thuật, tín ngưỡng – tôn giáo, giáo dục, thể dục thể thao, hội hoạ…
Cuốn sách được chia làm 5 chương, khổ 14,5x20,5cm dày 256 trang.
Chương I: Giáo dục. Trong đó tác giả trình bày khái quát về giáo dục người trong tiến trình lịch sử cũng như hiện trạng giáo dục của người Hoa Thành phố Hồ Chí Minh
Chương II: Tín ngưỡng – Tôn giáo. Từ những khái quát về tín ngưỡng của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình lịch sử đến những biến đổi về sinh hoạt tín ngưỡng của người Hoa trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tác giả cho rằng trong gần 10 năm qua, kể từ khi đất nước có những chuyển biến tích cực về nhiều mặt, từ sau Đổi mới năm 1986, tín ngưỡng của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh thực sự có nhiều đổi thay. Trong đó phải kể đến sự gia tăng các thần linh thờ tự trong miếu; Tái hoạt động và mở rộng cơ sở tín ngưỡng thờ cúng dòng họ; Tăng cường tham gia các hoạt động từ thiện – xã hội…
Chương III: Văn hoá nghệ thuật. Cuốn sách giới thiệu đến bạn đọc hoạt động văn hoá nghệ thuật của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh như văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh đến các loại hình âm nhạc truyền thống.
Chương IV: Thể dục thể thao.Tác giả trình bày khái quát về hoạt động thể dục thể thao của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1975; Chủ trương của Nhà nước và Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về hoạt động thể dục thể thao; Thực trạng các hoạt động thể dục thể thao từ năm 1975 đến nay và một số giải pháp cụ thể cho hoạt động thể dục thể thao của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương V: Y tế và chăm sóc sức khoẻ. Tác giả giới thiệu tình hình dân số và vấn đề sức khoẻ của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh và điểm qua tình hình các cơ sở y tế và khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế sau thời kỳ đổi mới.
Trên cơ sở những tư liệu thu thập, công trình góp phần nhỏ cung cấp cứ liệu vào việc đề ra chính sách phù hợp cho cộng đồng người Hoa, nhằm nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho cộng đồng Hoa trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước.
Cơ quan soạn thảo: Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, NXB Khoa học xã hội
Tác giả: TS. Trần Hồng Liên
Năm xuất bản: 2007
Địa chỉ liên hệ: Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ; NXB Khoa học xã hội
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
[Giới thiệu] Văn hoá người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

- [Giới thiệu] Báo cáo cập nhật nghèo 2006: Nghèo và Giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1993-2004
- [Giới thiệu] Hỏi đáp về những điều kiêng kỵ trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- [Giới thiệu] Tổng tập truyện thơ Nôm các dân tộc thiểu số Việt Nam - Tập 8: Lượn cọi (2009)
- [Giới thiệu] Thư mục Sách Hán Nôm của các dân tộc thiểu số Việt Nam (tập I - 2008)
- [Giới thiệu] Cộng đồng dân tộc Ê đê ở tỉnh Đăk Lăk hiện nay
- [Giới thiệu] Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (tập 7)
- Một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại các vùng đa dân tộc ở miền núi trong những năm gần đây - hiện trạng, vấn đề các bài học kinh nghiệm trong xử lý tình huống
- [Giới thiệu] Văn hóa Đông Nam Á
- [Giới thiệu] Tổ chức và hoạt động buôn làng trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên
- [Giới thiệu] Tri thức địa phương của người Mường trong sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên
- Khóa học Tam Đảo 2008: Những cách tiếp cận phương pháp luận mới ứng dụng trong phát triển
- [Giới thiệu] Di sản văn hóa Chăm (2008)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Dân số - Gia đình (10)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Tin học - CNTT (151)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
- Đề tài - Dự án (47)
No comments:
Post a Comment