1.
Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Thật vậy, ngành nông nghiệp không thể sản xuất nếu không có đất đai. Đất đai được gọi là tư liệu sản xuất đặc biệt vì nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động vì nó chịu sự tác động của con người trong quá trình canh tác. Đất đai là tư liệu lao động vì nó phát huy tác dụng như một công cụ lao động. Con người dùng đất đai để trồng cây và chăn nuôi tạo ra thu nhập. Như vậy sẽ không có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất, và chỉ có thông qua đất, các tư liệu sản xuất mới tác động đến cây trồng. Sử dụng đất đai đúng hướng còn quyết định đến hiệu quả của sản xuất.[40]
Theo Dữ liệu năm 2005 của Dự án Dân số thế giới của Liên hợp quốc, thì hiện nay tổng diện tích đất trên toàn thế giới là 134.682.000km2, với dân số gần 7 tỷ người và mật độ dân số là 48 người/km2. Diện tích đất đưa vào sản xuất trồng trọt vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy vậy trong nhiều thập kỷ qua đất vẫn phải tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gần 7 tỷ người. Và hàng năm một tỷ lệ dân số lớn khoảng 10% vẫn đang trong tình trạng thiếu ăn hoặc bị nạn đói đe doạ, nhất là ở các quốc gia đang phát triển ở Châu Phi và Châu Á. Việt Nam với diện tích tự nhiên là 331.689 km2 xếp thứ 55 trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới. Nhưng với dân số lớn khoảng 87 triệu người (thứ 12) và mật độ dân số đông 254 người/km2 (thứ 46) nên bình quân đất tự nhiên theo đầu người thấp, chỉ khoảng 0,48ha/người, bằng 1/6 mức bình quân thế giới.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đã làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm đi nhanh chóng. Đặc biệt là những diện tích có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đất đồi núi (phần lớn là đất dốc) chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên của Việt Nam. Do thiếu đất sản xuất nên nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc cao, dẫn đến việc đất bị xói mòn rất mạnh và năng suất cây trồng giảm nhanh. Kết quả là đất bị thoái hoá, năng suất cây trồng thấp nên cuộc sống của nông dân rất thấp và bấp bênh. Hiện tượng du canh du cư còn phổ biến. Mặc dù còn nhiều trở ngại, vùng đất dốc có rất nhiều tiềm năng phát triển và có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của loài người, nhất là khi hiệu ứng nhà kính thể hiện rõ ảnh hưởng của nó, tức là khi mực nước biển dâng cao và có thể nhấn chìm những vùng châu thổ rộng lớn. Đó là chưa nói đến chức năng điều hoà khí hậu mà các vùng đồi núi chiếm vị trí quan trọng nhất.
Ở Việt Nam, trong điều kiện đô thị hoá, công nghiệp hoá diễn ra mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm, để đảm bảo được việc cung cấp lương thực cho khu vực miền núi phía Bắc, đòi hỏi khu vực này phải phát triển sản xuất lương thực ngày càng cao.
Mù Cang Chải là một huyện miền núi khó khăn, hẻo lánh của tỉnh Yên Bái, đại bộ phận dân chúng là người Mông. Trong những năm gần đây đời sống của bà con dần ấm no, đầy đủ đó là một phần nhờ vào hiệu quả của quá trình canh tác hợp lý trên đất dốc của đồng bào. Ở Việt Nam tuy đã có rất nhiều nghiên cứu về canh tác trên đất dốc nhưng cũng chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu về canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải- tỉnh Yên Bái” là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho mục tiêu phát triểnkinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp miền núi trung du trên cơ sở phát huy lợi thế của vùng nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung Đề tài nhằm chỉ ra mô hình canh tác trên đất dốc tối ưu, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cho huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái nói riêng và các khu vực trong cả nước có cùng điều kiện nói chung.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá được lý luận và thực tiễn về canh tác trên đất dốc.
- Đánh giá được thực trạng và hiệu quả canh tác bền vững trên đất dốc của người dân huyện Mù Cang Chải.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, cũng như nhân rộng mô hình canh tác hiệu quả trên đất dốc cho huyện Mù Cang Chải.
3. Đối tượng nghiên cứu
Kết quả canh tác trên đất dốc của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Mù Cang Chải – Yên Bái
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu tại huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái. Địa điểm nghiên cứu là tại hai xã La Pán Tẩn và xã Chế Cu Nha, nơi có đặc điểm đại diện và điển hình nhất cho phương thức canh tác hợp lý trên đất dốc của huyện Mù Cang Chải, cũng như của vùng núi phía Bắc Việt Nam.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu thứ cấp qua 03 năm 2006 – 2008 ; thu thập số liệu sơ cấp năm 2008.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Phân tích, đánh giá hiện trạng hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đồng thời đề tài còn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các phương thức canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải- tỉnh Yên Bái.
5. Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 03 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trên đất dốc huyện Mù Cang Chải- tỉnh Yên Bái
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Thật vậy, ngành nông nghiệp không thể sản xuất nếu không có đất đai. Đất đai được gọi là tư liệu sản xuất đặc biệt vì nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động vì nó chịu sự tác động của con người trong quá trình canh tác. Đất đai là tư liệu lao động vì nó phát huy tác dụng như một công cụ lao động. Con người dùng đất đai để trồng cây và chăn nuôi tạo ra thu nhập. Như vậy sẽ không có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất, và chỉ có thông qua đất, các tư liệu sản xuất mới tác động đến cây trồng. Sử dụng đất đai đúng hướng còn quyết định đến hiệu quả của sản xuất.[40]
Theo Dữ liệu năm 2005 của Dự án Dân số thế giới của Liên hợp quốc, thì hiện nay tổng diện tích đất trên toàn thế giới là 134.682.000km2, với dân số gần 7 tỷ người và mật độ dân số là 48 người/km2. Diện tích đất đưa vào sản xuất trồng trọt vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy vậy trong nhiều thập kỷ qua đất vẫn phải tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gần 7 tỷ người. Và hàng năm một tỷ lệ dân số lớn khoảng 10% vẫn đang trong tình trạng thiếu ăn hoặc bị nạn đói đe doạ, nhất là ở các quốc gia đang phát triển ở Châu Phi và Châu Á. Việt Nam với diện tích tự nhiên là 331.689 km2 xếp thứ 55 trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới. Nhưng với dân số lớn khoảng 87 triệu người (thứ 12) và mật độ dân số đông 254 người/km2 (thứ 46) nên bình quân đất tự nhiên theo đầu người thấp, chỉ khoảng 0,48ha/người, bằng 1/6 mức bình quân thế giới.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đã làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm đi nhanh chóng. Đặc biệt là những diện tích có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đất đồi núi (phần lớn là đất dốc) chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên của Việt Nam. Do thiếu đất sản xuất nên nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc cao, dẫn đến việc đất bị xói mòn rất mạnh và năng suất cây trồng giảm nhanh. Kết quả là đất bị thoái hoá, năng suất cây trồng thấp nên cuộc sống của nông dân rất thấp và bấp bênh. Hiện tượng du canh du cư còn phổ biến. Mặc dù còn nhiều trở ngại, vùng đất dốc có rất nhiều tiềm năng phát triển và có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của loài người, nhất là khi hiệu ứng nhà kính thể hiện rõ ảnh hưởng của nó, tức là khi mực nước biển dâng cao và có thể nhấn chìm những vùng châu thổ rộng lớn. Đó là chưa nói đến chức năng điều hoà khí hậu mà các vùng đồi núi chiếm vị trí quan trọng nhất.
Ở Việt Nam, trong điều kiện đô thị hoá, công nghiệp hoá diễn ra mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm, để đảm bảo được việc cung cấp lương thực cho khu vực miền núi phía Bắc, đòi hỏi khu vực này phải phát triển sản xuất lương thực ngày càng cao.
Mù Cang Chải là một huyện miền núi khó khăn, hẻo lánh của tỉnh Yên Bái, đại bộ phận dân chúng là người Mông. Trong những năm gần đây đời sống của bà con dần ấm no, đầy đủ đó là một phần nhờ vào hiệu quả của quá trình canh tác hợp lý trên đất dốc của đồng bào. Ở Việt Nam tuy đã có rất nhiều nghiên cứu về canh tác trên đất dốc nhưng cũng chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu về canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải- tỉnh Yên Bái” là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho mục tiêu phát triểnkinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp miền núi trung du trên cơ sở phát huy lợi thế của vùng nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung Đề tài nhằm chỉ ra mô hình canh tác trên đất dốc tối ưu, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cho huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái nói riêng và các khu vực trong cả nước có cùng điều kiện nói chung.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá được lý luận và thực tiễn về canh tác trên đất dốc.
- Đánh giá được thực trạng và hiệu quả canh tác bền vững trên đất dốc của người dân huyện Mù Cang Chải.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, cũng như nhân rộng mô hình canh tác hiệu quả trên đất dốc cho huyện Mù Cang Chải.
3. Đối tượng nghiên cứu
Kết quả canh tác trên đất dốc của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Mù Cang Chải – Yên Bái
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu tại huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái. Địa điểm nghiên cứu là tại hai xã La Pán Tẩn và xã Chế Cu Nha, nơi có đặc điểm đại diện và điển hình nhất cho phương thức canh tác hợp lý trên đất dốc của huyện Mù Cang Chải, cũng như của vùng núi phía Bắc Việt Nam.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu thứ cấp qua 03 năm 2006 – 2008 ; thu thập số liệu sơ cấp năm 2008.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Phân tích, đánh giá hiện trạng hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đồng thời đề tài còn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các phương thức canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải- tỉnh Yên Bái.
5. Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 03 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trên đất dốc huyện Mù Cang Chải- tỉnh Yên Bái
No comments:
Post a Comment