Sau 3 năm triển khai, thực hiện Chương
trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững đối 62 huyện nghèo theo Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, tại 5 huyện nghèo của tỉnh Cao Bằng (Hạ Lang, Hà
Quảng, Thông Nông, Bảo Lâm, Bảo Lạc) tình hình phát triển kinh tế - xã hội đã đạt
được một số kết quả tích cực; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trung bình của 5 huyện
giảm xuống dưới 40%; 3.529 hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở; 100% hộ nghèo được tiếp
cận các chính sách hỗ trợ việc làm, tăng thu nhập; hệ thống cơ sở hạ tầng nông
thôn được đầu tư, nâng cấp; sản xuất nông nghiệp dần chuyển dịch theo hướng
hàng hóa...
Với mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững
cho các huyện nghèo, từ năm 2009 - 2011, Chương trình 30a đã đầu tư 561,097 tỷ
đồng cho 5 huyện nghèo của tỉnh, trong đó, vốn đầu tư phát triển 474 tỷ đồng; vốn
sự nghiệp 87,097 tỷ đồng; riêng trong năm 2011, nguồn vốn đầu tư đã chiếm trên
51% tổng vốn đầu tư trong 3 năm (2009 - 2011). Thực hiện chính sách hỗ trợ sản
xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, tại 5 huyện đã có 9.590 hộ được hỗ trợ thông
qua nhận khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng; 304 hộ độ được giao rừng và giao đất trồng
rừng sản xuất; 4.558 hộ nghèo và 3.039 hộ nghèo nơi biên giới được hỗ trợ gạo;
140 hộ được hỗ trợ khai hoang tạo ruộng bậc thang; 23.230 hộ được hỗ trợ chuyển
đổi cây trồng giống cũ sang gieo trồng các giống lúa lai, lạc trắng, ngô lai,
mía và nuôi gà siêu trứng, lợn móng cái, bò sinh sản... 2.257 lao động nghèo được
tham gia tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.
Thực hiện chính sách giáo dục đào tạo, dạy
nghề và xuất khẩu lao động, đã có 450 lao động nông thôn được đào tạo nghề điện
dân dụng, sửa chữa máy nông cụ, trồng nấm; 3.381 cán bộ cấp huyện, xã, xóm được
tập huấn nâng cao nghiệp vụ xây dựng và quản lý Chương trình; bố trí kinh phí hỗ
trợ xây dựng 1 trường bán trú dân nuôi, 2 trường Dân tộc nội trú cấp huyện và 6
Trung tâm giáo dục thường xuyên; cấp học bổng cho 8.925 học sinh dân tộc thiểu
số học tại trường Dân tộc nội trú; đào tạo nghề và tạo việc làm tại chỗ cho
1.818 lao động nghèo. Tổ chức 77 hội nghị tư vấn tuyên truyền về chính sách xuất
khẩu lao động tại các cụm xã thu hút 4.910 người tham gia, đến nay đã có 52 lao
động của 5 huyện xuất cảnh đi lao động tại Malaysia, Nhật Bản... Tổ chức luân
chuyển 24 cán bộ và thu hút 137 tri thức trẻ về công tác tại các xã khó khăn.
Về xây dựng cơ bản, trong 3 năm tỉnh Cao Bằng
đã xây dựng 271 công trình, trong đó có 33 công trình trường học; 78 công trình
giao thông; 16 công trình điện dân sinh; 16 công trình ổn định dân cư; 26 công
trình UBND xã... Thực hiện chính sách khác, 5 huyện nghèo đã có 3.529 hộ nghèo
được hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ; 100% con em hộ nghèo được miễn giảm học phí; 100% người nghèo, người dân tộc
thiểu số, nhân dân các xã đặc biệt khó khăn được cấp thẻ BHYT; 16.365 hộ nghèo
được vay vốn phát triển kinh tế với mức lãi suất 0%...
Năm 2011, kết quả thực hiện các chính sách
khác theo Nghị quyết 30a tại 5 huyện nghèo của tỉnh Cao Bằng như: Đã hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập với
42.005 kg giống ngô lai và 9.192 kg giống lúa lai, 653.533 kg phân bón cho
7.687 hộ nghèo; xây dựng mô hình trồng lúa JO1 với 60 ha, lạc giống 50 ha, lợn
móng cái 100 con... Hỗ trợ 15.890 triệu đồng cho 3.178 hộ nghèo vay vốn không
tính lãi, tuyển chọn 44 tri thức trẻ có trình độ đại học tăng cường về làm Phó
Chủ tịch UBND các xã thuộc 5 huyện nghèo và thu hút 137 trí thức trẻ vầ
công tác tại các xã với kinh phí thực hiện 2.305 triệu đồng. Ngành giáo dục đào
tạo đã bố trí thêm 68 giáo viên, tăng mức phổ cập cho 52 giáo viên mầm non, mẫu
giáo thôn bản với kinh phí gần 3 tỷ đồng; cấp học bổng cho 6.099 em học sinh
dân tộc thiểu số học tại các trường Dân tộc nội trú với kinh phí 4,5 tỷ đồng; hỗ
trợ tạo việc làm tại chỗ 838 lao động nghèo với kinh phí thực hiện gần 700 triệu
đồng. Đầu tư 244 tỷ đồng để xây dựng là 141 công trình. Đến nay đã thực hiện được
89/141 công trình.
Chính sách hỗ trợ giáo dục - đào tạo: 100%
con em hộ nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp theo quy định. Cấp
học bổng cho 1.102 học sinh nghèo dân tộc thiểu số học ngoài trường nội trú, tổng
kinh phí 1.420,7 triệu đồng. Chính sách y tế: 100% người nghèo, người dân tộc
thiểu số, nhân dân các xã đặc biệt khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 777 bệnh
nhân nghèo khám, chữa bệnh nội trú được hỗ trợ tiền ăn ở, đi lại số kinh phí đã
hỗ trợ 171.33 triệu đồng. Tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ y tế
thôn bản với tổng kinh phí thực hiện 130 triệu đồng.
Công tác chăm sóc các đối tượng chính
sách, người có công được quan tâm, thực hiện tốt. Nhân dịp Tết Tân Mão và kỷ niệm
64 năm ngày thương binh liệt sỹ, Sở lao động và TBXH phối hợp với các cấp, các
ngành tặng quà các gia đình chính sách, người có công với tổng số tiền là 254
triệu đồng; 8.369 đối tượng người có công được Chủ tịch nước tặng quà nhân dịp
27/7 với số tiền trên 1,488 tỷ đồng. Tổ chức các đợt điều dưỡng người có công tại
Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) cho 445 người, tại nhà điều dưỡng cán bộ tỉnh được 108
người.
Trong công tác xóa đói giảm nghèo, Năm
2011, tỉnh Cao Bằng đã mua thẻ bảo hiểm y tế cho 360.388 người nghèo. Triển
khai chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, cho đến nay đã cấp được 114.515
lượt hộ với số tiền 9.254,88 triệu đồng. Thực hiện trợ cấp khó khăn cho hộ
nghèo đối với 44.093 hộ với tổng số kinh phí 11.023,25 triệu đồng
Từ nguồn vốn của
Chính phủ và sự vào cuộc, hỗ trợ của các tổng công ty, doanh nghiệp, mục tiêu
giảm nghèo nhanh, bền vững tại 5 huyện nghèo của tỉnh bước đầu đã đạt được một
số kết quả đánh ghi nhận. Tỷ lệ hộ nghèo của 5 huyện giảm xuống còn dưới
40%, trung bình giảm 5%/năm/huyện; hoàn thành 100% mục tiêu hỗ trợ về nhà ở cho
hộ nghèo; việc giao đất, giao rừng cho hộ nghèo cơ bản hoàn thành; chuyển dịch
cơ cấu sản xuất theo phương thức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng giống
mới có năng suất cao bước đầu áp dụng tại một số địa phương, tạo bước chuyển biến
rõ nét...
Để Nghị quyết
30a của Chính phủ đạt hiệu quả cao, vững chắc, trong thời gian tới, cần có sự
vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Các cấp, ngành cần triển khai đồng bộ các
giải pháp, tăng cường công tác chỉ đạo, xây dựng quy chế, phân cấp hoạt động cụ
thể theo từng cấp. Tập trung ưu tiên vốn cho hỗ trợ sản xuất, đào tạo, dạy nghề;
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đồng thời các đối tượng thuộc diện hỗ trợ
cần nỗ lực, chủ động hơn trong sản xuất, vươn lên thoát nghèo²
Bình Thanh - KCDL
No comments:
Post a Comment