CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

[Giới thiệu] Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam

| | 0 nhận xét
[Giới thiệu] Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam
“Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” - nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến tôn giáo ở Việt Nam, đặc điểm và vai trò của tôn giáo Việt Nam trong đời sống hiện nay, đặc biệt là đời sống văn hoá tôn giáo khi đất nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Sách dày 228 trang khổ 14,5x20,5cm (Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2007) do GS. Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, gồm 4 phần.

Phần I: Đối tượng của tôn giáo: Nghiên cứu về thuật ngữ tôn giáo theo từ nguyên học, diễn trình tôn giáo qua lịch sử nhân loại, diễn biến của những định nghĩa về bản chất tôn giáo.

Phần II: Yếu tố cấu thành một hình thức tôn giáo. Tác giả tập trung đưa ra những luận cứ về tín ngưỡng hay niềm tin tôn giáo, nội dung tôn giáo, những hành vi tôn giáo, tổ chức tôn giáo và vấn đề mê tín, hủ tục.

Phần III: Nhu cầu, vai trò và diễn biến tôn giáo trong đời sống: Nhu cầu tôn giáo, vai trò văn hoá xã hội của tôn giáo, diễn biến và xu thế của tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Phần IV: Đặc điểm tình hình tôn giáo Việt Nam. Đó là những phân tích về diễn biến và tình hình đời sống tôn giáo Việt Nam qua lịch sử, tình hình đời sống tôn giáo hiện nay.

 Phần V: Đặc trưng và vai trò của các tôn giáo cụ thể ở Việt Nam hiện nay.

Phần VI: Chính sách tôn giáo.

Cuốn sách là bản tổng kết những nghiên cứu của bản thân tác giả với đề tài KH-04-08 nằm trong chương trình khoa học – công nghệ cấp Nhà nước: Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách và cơ chế quản lý việc thực hiện chính sách xã hội (mã số KX - 04), tiến hành từ cuối năm 1992 đến năm 1995. Đó cũng là kết quả trực tiếp của đề tài KHXH – 04-06 về những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam. Nội dung cuốn sách tập trung phản ánh các vấn đề cơ bản nhất của tôn giáo Việt Nam, vai trò của tôn giáo với đời sống xã hội. Tôn giáo với tư cách là một yếu tố các hội, một bộ phận ý thức hệ đã đem lại cho một khu vực, mỗi quốc gia dân tộc những biểu hiện độc đáo thể hiện trong cách ứng xử, lối sống phong tục, tập quán. Trong bản chất của tôn giáo cái thiện vẫn là chủ yếu. Ở bất kỳ tôn giáo nào đều có những lời khuyên răn tốt đẹp. Đứng trước công cuộc đổi mới đất nước cần tìm một ra một giải pháp đúng đắn hướng đời sống tôn giáo vào việc tìm lại giá trị của các tôn giáo truyền thống, sàng lọc cái lỗi thời, bổ sung cái mới theo hướng phát huy lòng yêu nước, yêu quê hương.

Đặt tôn giáo trong các góc nhìn khác nhau, tác giả hướng đến một cái nhìn khách quan, đa chiều. Nghiên cứu tôn giáo từ góc độ lý luận và phần lớn luận chứng trong cuốn sách này đều dựa trên nền tảng lý thuyết, nhưng kết quả mà tác giả thu được không chỉ là sự tiếp nối tri thức của những người đi trước, mà đó thực sự là những khám phá mới mẻ đáng ghi nhận, là những gợi mở thiết thực, có giá trị thực tiễn đối với việc thực thi chính sách tôn giáo ở nước ta hiện nay.

Cuốn sách đồng thời là một công trình khoa học nghiêm túc có giá trị không chỉ đối với giới nghiên cứu mà còn rất hữu ích với thầy và trò trong các trường đại học, các lớp sau đại học và các lớp tôn giáo ngắn hạn cho cán bộ Đảng và Nhà nước. Hy vọng cuốn sách sẽ đem lại cho bạn đọc những thông tin bổ ích.

Cơ quan soạn thảo: Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Tác giả: GS. Đặng Nghiêm Vạn
Năm xuất bản: 2007

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel