Từ góc nhìn lịch sử - văn hóa, Tây Nguyên là một vùng văn hóa có lịch sử phát triển lâu đời, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống của nhiều thành phần dân tộc, đã và đang có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với giới nghiên cứu. Để giúp bạn đọc có thêm sự hiểu biết về Tây Nguyên, năm 2007 Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ và Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã cho ra mắt bạn đọc tác phẩm “Tây Nguyên những chặng đường lịch sử văn hóa” của TS. Nguyễn Tuấn Triết.
Sách dày 238 trang, khổ 16x24cm, được chia làm 7 chương.
Chương I - Tổng quát về địa lí, dân cư vùng Tây Nguyên - trình bày khái quát về địa danh, vị trí địa lí, tính phong phú và đa dạng trong môi trường thiên nhiên của các khu vực thuộc địa bàn Tây Nguyên và những biến đổi đáng lưu ý trong thời gian gần đây.
Chương II: Tây Nguyên trước Công nguyên - đề cập tới đặc điểm lịch sử - văn hóa của Tây Nguyên thời kì trước Công nguyên, đây là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
Chương III - Tây Nguyên từ đầu Công nguyên đến thế kỉ thứ XV - trình bày đặc điểm lịch sử - văn hóa của cư dân bản địa Tây Nguyên – chủ nhân của văn hóa cổ truyền Tây Nguyên, được thể hiện rõ nét trong quá trình sáng tạo ra một kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ mà độc đáo, cùng nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú và đa dạng của các công xã.
Chương IV: Tây Nguyên thế kỉ thứ XV đến cuối thế kỉ thứ XIX. Thời gian này có nhiều sự kiện lịch sử diễn ra, sinh hoạt cộng đồng công xã có những động thái mới và văn hóa truyền thống Tây Nguyên đứng trước nhiều thử thách bởi những tác động của nhiều yếu tố bên ngoài, các mối quan hệ giữa cư dân bản địa Tây Nguyên với cư dân Việt đang diễn ra một cách “tiệm tiến” và theo chiều hướng tích cực thì có sự xâm nhập của tôn giáo phương Tây và sự can thiệp của chủ nghĩa thực dân. Trong bối cảnh ấy văn hóa truyền thống Tây Nguyên vẫn thể hiện khá rõ bản sắc và bản lĩnh của mình.
Chương V: Tây Nguyên từ cuối thế kỉ thứ XIX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đây là thời kì người Pháp đã tác động vào kinh tế và xã hội cổ truyền Tây Nguyên nhằm khai thác thuộc địa, ngăn chặn và đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân; kiến trúc phương Tây và sinh hoạt đô thị bắt đầu du nhập vào một số ít địa bàn ở Tây Nguyên. Trong bối cảnh ấy, ánh sáng cách mạng đã được chiếu rọi vào Tây Nguyên, cư dân Tây Nguyên đã cùng đồng bào các dân tộc Việt Nam đứng lên làm Cách mạng tháng Tám thắng lợi.
Chương VI: Tây Nguyên sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đây là chặng đường sôi động và phát triển mạnh mẽ chưa từng có trong tiến trình lịch sử - văn hóa Tây Nguyên. Trong thời gian này, những giá trị văn hóa cổ truyền Tây Nguyên được khơi dậy và tiếp sức dưới ánh sáng đường lối chiến tranh nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Sau năm 1975, sức mạnh các giá trị văn hóa Tây Nguyên tiếp tục được phát huy cao độ trong sự nghiệp giữ gìn thành quả cách mạng, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Chương VII: Bàn về vấn đề tiếp nối và phát huy những giá trị lịch sử - văn hóa Tây Nguyên. Tác giả nêu lên những ý tưởng cần làm trong công tác bảo tồn và phát triển văn hóa, thống nhất và chuẩn hóa địa danh, củng cố và phát triển quan hệ đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên.
Cơ quan soạn thảo: Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ và Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Tác giả: TS. Nguyễn Tuấn Triết
Năm xuất bản: 2007
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Dân số - Gia đình (10)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Tin học - CNTT (151)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Đề tài - Dự án (47)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
No comments:
Post a Comment