CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

[Bài trích] Một số vấn đề sau cổ phần hóa của doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm

| | 0 nhận xét
Cổ phần hóa là xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế. Bởi lẽ cổ phần hóa doanh nghiệp là cho phép các thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia góp vốn vào doanh nghiệp. Mọi nguồn lực của cải vật chất và trí tuệ quốc dân được đưa vào sử dụng và phát huy một cách tối ưu nhất. Các chủ thể kinh tế có khả năng phát huy tối đa tài năng chất xám và các nguồn nhân lực vật chất sẵn có. Ở doanh nghiệp cổ phần, các cổ đông là người quyết định lựa chọn sản xuất kinh doanh theo mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp trong định hướng cho phép của Nhà nước. Song thực tế cho thấy, không phải bất cứ lĩnh vực hay ngành nghề nào việc cổ phần hóa cũng là tối ưu và quá trình thực hiện cũng diễn ra thuận lợi theo qui luật tất yếu khách quan. Đối với các doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm (PHXBP) cũng vậy, do tính đặc thù của nó nên quá trình cổ phần hóa cũng như hoạt động thực tiễn sau khi đó hoàn tất cổ phần hóa có nhiều khó khăn, vướng mắc cần được nhà nước quan tâm định hướng sâu sát và tháo gỡ kịp thời.
1. Về tính đặc thù của doanh nghiệp PHXBP Trên thị trường, các doanh nghiệp PHXBP đang thực hiện việc kinh doanh loại hàng hóa đặc thự. Đó là loại hàng hóa văn hóa tinh thần được chứa đựng bởi vỏ vật chất bề ngoài. Hàng hóa này tác động rất lớn đến xã hội. Doanh nghiệp PHXBP là loại hình doanh nghiệp đặc thù phải thực hiện song hành hai nhiệm vụ: kinh doanh và chính trị, tư tưởng. Trong nền kinh tế thị trường (KTTT), các doanh nghiệp phải tự chủ trong hoạt động kinh doanh, gắn kinh doanh với thị trường và nhu cầu của xã hội; tự hạch toán thu chi; đáp ứng tốt nhu cầu xuất bản phẩm (XBP) cho xã hội. Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, doanh nghiệp PHXBP còn thực hiện các nhiệm vụ tư tưởng, chính trị trọng tâm trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân cả nước. Các chương trình sách tài trợ của Nhà nước về các vùng miền địa phương có sự đóng góp lớn của các lực lượng nhà xuất bản (NXB), các tổ chức, doanh nghiệp PHXBP. Đặc biệt, các xe sách lưu động về các vùng quê phục vụ bà con, đến các trường đại học, cao đẳng phục vụ sinh viên, học sinh ... hàng năm cũng chi phí đến hàng tỷ đồng của các đơn vị trong ngành. Tiêu biểu như Công ty cổ phần PHS thành phố Hồ Chí Minh (FAHASA) nhiều năm gần đây chi phí bù lỗ khoảng 500 triệu đồng/năm, Công ty cổ phần PHS Khánh Hòa khoảng 20-30 triệu đồng/ năm cho các xe sách lưu động.v.v
2Về hiệu quả đạt được Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất bản nói chung và PHXBP nói riêng hiệu quả đạt được không chỉ ghi nhận ở số lượng bản đã tiêu thụ và doanh số bán hàng, tiền lãi đạt được. Đánh giá như vậy không sai nhưng chưa đầy đủ và toàn diện. Hiệu quả đánh giá của hoạt động này còn phải được ghi nhận ở các chỉ tiêu khác như số lượng bản, cơ cấu các loại XBP, thị trường tiêu thụ, kênh phân phối XBP, các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, đối tượng sử dụng, mức độ hưởng thụ của người dân... Những năm gần đây, ngành PHXBP đã chuyển tải một số lượng lớn XBP đến người dân trên mọi miền của đất nước (trên dưới 300 triệu bản/năm) và thực hiện tốt các chương trình sách tài trợ của Nhà nước tới vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo (hàng chục tỷ đồng/ năm). Hàng vạn bản sách giáo khoa mỗi năm được Tổng công ty Sách Việt Nam phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo các tỉnh thành phố và các công ty phát hành địa phương chuyển đến các trường tiểu học phổ thông, trung học cơ sở ở các địa phương gặp nhiều khó khăn trên cả nước. Hàng năm toàn ngành cũng trích nộp ngân sách nhà nước một khoản tiền không nhỏ trên 40 tỷ đồng/năm.v.v Về vấn đề nguồn vốn trong doanh nghiệp. Trong nền KTTT có cạnh tranh, sự tự chủ và tự chịu trách nhiệm là một vấn đề lớn có quan hệ hữu cơ và là động lực thúc đẩy các phần tử trong nền kinh tế phát triển không ngừng. Do vậy, quá trình tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh, vấn đề nguồn vốn trong doanh nghiệp cũng cần xem xét: Trường hợp nếu doanh nghiệp tự đầu tư vốn trong kinh doanh, họ có thể tự quyết định mọi phương án kinh doanh gắn với thị trường và đạt hiệu quả kinh tế trong khuôn khổ nhà nước cho phép. Trường hợp nếu doanh nghiệp được nhà nước đầu tư vốn, rõ ràng họ phải thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ theo yêu cầu của nhà nước, trong đó nhiệm vụ chính trị, tư tưởng là bao trùm và trọng yếu. Trường hợp, cả doanh nghiệp và nhà nước cùng đầu tư và thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Các chủ thể cùng nhau quyết định các phương án kinh doanh gắn với nhu cầu thị trường trên cơ sở luật pháp cho phép. Như vậy rõ ràng rằng, nguồn vốn và hình thức sở hữu của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định tính chất, đặc điểm và mục tiờu chiến lược của doanh nghiệp. Nói cách khác, chủ sở hữu doanh nghiệp là những người góp vốn vào doanh nghiệp. Họ có quyền quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu kinh doanh trọng tâm của doanh nghiệp là lợi nhuận và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp, người lao động, sau đó là lợi ích của Nhà nước, của cộng đồng. KTTT là nền kinh tế vận động theo các qui luật kinh tế. Qui luật giá trị là qui luật trung tâm chi phối các qui luật khác trong nền kinh tế. Mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia vào sản xuất kinh doanh đều hướng tới lợi ích, giá trị lợi nhuận mà họ kỳ vọng trong khuôn khổ luật pháp cho phép.
4. Tình hình cổ phần hóa của doanh nghiệp PHXBP
Hiện nay đối với lĩnh vực phát hành, mô hình cổ phần hóa đã được nhân rộng trên phạm vi cả nước. Theo báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương tháng 7/2007 cả nước đã có 37 công ty PHS trên cả nước đã hoàn tất thủ tục cổ phần hóa và đi vào hoạt động, năm 2009 số công ty PHS nhà nước đó cổ phần là 48. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động đạt được của doanh nghiệp sau cổ phần hóa mới chỉ thực hiện được chủ yếu đối với các doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố trung tâm. Ở nông thôn và miền núi phần lớn hoạt động gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp (vốn ớt, nhu cầu của xó hội thấp, khả năng quay vũng vốn chậm...). Việc cổ phần hóa loại doanh nghiệp đặc thù này mặc dù đến thời điểm hiện tại (9/2009) đã đang đi vào giai đoạn hoàn tất, song cũng có nhiều vướng mắc và bất cập cả trước, trong và sau khi cổ phần.
Cổ phần hóa thực chất là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, từ hình thức sở hữu đơn nhất của nhà nước sang cho các cổ đông sở hữu. Đây là quá trình đa dạng hình thức sở hữu trong một doanh nghiệp nhà nước. Nó tạo ra khả năng thu hút các nguồn lực vật chất trong nền kinh tế quốc dân và nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Đồng thời cổ phần hóa giúp các doanh nghiệp có khả năng giải phóng và khai thác triệt để năng lực sản xuất kinh doanh, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, dịch vụ ... Cổ phần hóa giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích giữa người lao động (người tạo ra thu nhập), người quản lý doanh nghiệp và người sở hữu doanh nghiệp (người góp vốn); thống nhất quyền lợi, trách nhiệm và lợi ích của các chủ thể trên làm một; tạo ra động lực kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh. Về bản chất, cổ phần hóa doanh nghiệp là việc thừa nhận có nhiều hình thức sở hữu trong một doanh nghiệp nhà nước. Việc các cổ đông thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia góp vốn vào doanh nghiệp có nghĩa cho phép các cổ đông có vai trò quyết định hoạt động của doanh nghiệp. Quyền quyết định trong doanh nghiệp phụ thuộc vào tỉ trọng vốn góp của các thành viên. Lợi ích của các cổ đông gắn liền trách nhiệm và nghĩa vụ kinh doanh của họ. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chính là sự sống còn của các chủ thể góp vốn. Nói cách khác trong doanh nghiệp cổ phần, các cổ đông chính là người góp vốn tạo dựng doanh nghiệp, là người chủ sở hữu doanh nghiệp. Họ cũng chính là người trực tiếp sản xuất kinh doanh tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Đồng thời cổ đông cũng chính là người quản lý doanh nghiệp, quyết định mọi phương án sản xuất kinh doanh, hạch tóan và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong nền KTTT, các chủ sở hữu của doanh nghiệp được quyền tự chủ trong mọi hoạt động kinh doanh, tự chịu trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước theo qui định của luật pháp.
Mức độ cổ phần trong các doanh nghiệp PHXBP
hiện nay ở các địa phương, vùng miền khá đa dạng: Có doanh nghiệp, nhà nước nắm giữ cổ phần trên 51% Có doanh nghiệp, cổ phần của nhà nước nắm giữ dưới 50% Có doanh nghiệp, cổ phần của nhà nước nắm giữ 0% Vấn đề trong và sau cổ phần hóa hiện nay đang có nhiều bất cập, cần giải quyết cấp bách. Tại “Hội nghị chuyên đề nâng cao chức năng chính trị tư tưởng đối với các công ty PHS”
ngày 8 tháng 8 năm 2007 của Ban Tuyên giáo Trung ương, các ý kiến tập trung chủ yếu vào vấn đề cổ phần hóa, chức năng tư tưởng chính trị của doanh nghiệp sau cổ phần cũng như nhấn mạnh vai trò của nhà nước đối với doanh nghiệp PHXBP sau khi cổ phần.
Ông Nguyễn Trọng Phát, P. Cục trưởng Cục Xuất bản cho biết: Các doanh nghiệp PHXBP nói chung, đặc biệt ở các địa phương cho đến hiện nay cơ sở vật chất vẫn còn nghèo nàn. Trong khi đó cỏc cấp chính quyền coi hoạt động kinh doanh XBP như các họat động kinh doanh thông thường khác.
Ví dụ: Thành phố Hà Nội khi có Hội nghị về Văn hóa-Thông tin, không nhắc đến thiết chế văn hóa như phát hành sách mà chỉ bàn đến các thiết chế văn hóa khác như bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa. Trên thị trường, các doanh nghiệp PHXBP thuộc các thành phần kinh tế cạnh tranh thiếu lành mạnh. Khâu quản lý thị trường rất khó khăn. Với một số lượng không nhỏ trong thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chỉ chạy theo lợi nhuận. Để tồn tại trên thương trường, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế còn lại, bắt buộc bằng mọi giá phải hướng tới lợi nhuận và lợi ích cho doanh nghiệp ...
Thực tế năm 2007, nhiều công ty cổ phần hoạt động không có lãi. Theo thống kê của Cục Xuất bản trong số 37 doanh nghiệp đã cổ phần có 20 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (trên 50% cổ phần), 17 doanh nghiệp không chiếm cổ phần chi phối (khoảng 20 đến 30% cổ phần).
Vì vậy, vấn đề ở đây là nếu không có sự quan tâm của nhà nước, sẽ dẫn dến tình trạng các doanh nghiệp PHXBP bị tư nhân hóa.
Theo bà Nguyễn Minh Hiền-GĐ Công trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên sách Hà Nội:
Thực tế hiện nay cho thấy cơ quan quản lý nhà nước chưa xử lý triệt để tình trạng in lậu, hạ giá sách...
Bản chất của cổ phần hóa là đa sở hữu, trong đó sở hữu tư nhân chiếm một lượng không nhỏ trong doanh nghiệp. Trong xu thế phát triển của nền kinh tế nước ta, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là định hướng và là mục tiêu hướng tới của nhà nước. Vì vậy muốn điều tiết và quản lý hiệu quả doanh nghiệp này, Nhà nước nên có sự phân biệt giữa doanh nghiệp đặc thù và doanh nghiệp thông thường. Vì vậy cần có sự chi phối của nhà nước đối với doanh nghiệp. Nhà nước cần phải có chế độ chính sách quản lý riêng cho loại doanh nghiệp này. Cụ thể như mảng sách lý luận chính trị cần dùng để phát, biếu hoặc tặng chứ không bán.
Theo bà Nguyễn Thu Hương- GĐ Công ty cổ phần sách Khánh Hòa:
Công ty PHS Khánh Hòa nay là Công ty cổ phần sách Khánh Hòa đến năm 2007 đã cổ phần được 3 năm. Hiện nay cổ phần của nhà nước nắm giữ trong công ty chỉ chiếm 10% nhưng hoạt động vẫn giống như DNNN trước đây. Đối với cán bộ trong công ty mục tiêu kinh doanh đặt ra vẫn là lợi nhuận. Song công tác tư tưởng chính trị công ty vẫn làm tốt. Tuy nhiên, trên thực tế nguy cơ cổ phần hóa sẽ dẫn đến tình trạng tư nhân hóa, nếu công ty phát hành cổ phiếu các lần tiếp theo, nhà nước không tiếp tục mua cổ phần thì số cổ phần còn lại phần lớn là của cán bộ nhân viên và người ngoài. Thực tế cũng cho thấy, có một số công ty cổ đông không tin vai trò lãnh đạo của HĐQT đã bán cổ phiếu, nhưng nếu giám đốc không mua thì người ngoài mua. Vì vậy giữ vững chức năng chính trị, nhà nước phải quan tâm đến doanh nghiệp cụ thể bằng cơ chế phù hợp, môi trường pháp lý thuận lợi, chính sách tài chính hợp lý. Việc đề nghị nhà nước giữ 51% cổ phần cũng không giải quyết được gì? Vì như vậy sẽ có sự can thiệp sâu của nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp, quyền quyết định của các cổ đông khác giảm bớt, cổ đông sẽ bán cổ phiếu.
Việc thực hiện chức năng tư tưởng cũng không phải là ở chỗ bán sách chính trị, mà là việc bán các loại sách khác nhưng thực hiện được hiệu quả xã hội. Nhiều ý khác cũng cho rằng: Trên thực tế chưa có văn bản nào qui định PHXBP là hoạt động đặc thù. Doanh nghiệp PHXBP nhà nước hoạt động vốn có nhiều khó khăn đối với vay vốn ngân hàng (vòng quay hàng hóa thấp, khả năng thanh toán chậm...), các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần lại càng nan giải hơn trong việc giải quyết nguồn vốn cho doanh nghiệp hoạt động... Các loại thuế nộp ngân sách vẫn như các doanh nghiệp thông thường khác. Cơ chế thuế đối với các lực lượng tham gia kinh doanh XBP không thống nhất giữa các thành phần kinh tế, dẫn đến sự cạnh tranh thiếu lành mạnh trên thị trường (hạ giá bán, tăng giá chiết khấu). Như vậy, thực tiễn ngành cho thấy nảy sinh nhiều bất cập cần được giải quyết:
+ Đối với doanh nghiệp nhà nước nắm giữ cổ phần trên 51%, có hiện tượng các cổ đông đòi hỏi quyền quyết định trong doanh nghiệp và đòi chia lợi tức cao; người lao động đòi lương cao thì nhà nước vẫn là người chịu gánh nặng từ nhiều phía. Mặt khác cổ đông luôn có tâm lý muốn bán lại cổ phần, không muốn tham gia vào doanh nghiệp (vì hiệu quả kinh tế của giá trị đầu tư thấp, quyền quyết định không cao...)
+ Đối với doanh nghiệp nhà nước nắm giữ cổ phần dưới 50% hoặc 0% nhìn chung hiệu quả kinh tế đạt được khá cao. Song mục tiêu, hiệu quả xã hội ít được doanh nghiệp quan tâm thỏa đáng. Các doanh nghiệp này thường thì cổ phần nhà nuớc chiếm giữ ngày càng có xu hướng thấp và giảm dần. Vì vậy, hệ thống luật pháp của Nhà nước cần được đổi mới và hoàn thiện đảm bảo tính hiệu lực trong thực tiễn, chính sách của Nhà nước cần được xây dựng phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp PHXBP, nếu không, hiệu quả quản lý nói chung và đối với các doanh nghiệp PHXBP sau cổ phần sẽ không đạt được.
+ Một vấn đề khác đặt ra ở đây, việc thành lập doanh nghiệp cổ phần nhà nước là do chủ trương của nhà nước song chính các doanh nghiệp khác của nhà nước lại có sự phân biệt đối xử với các doanh nghiệp cổ phần. Họ ngần ngại và gây khó dễ cho doanh nghiệp khi vay vốn.
+ Cơ chế, chính sách hoạt động cho các doanh nghiệp PHXBP hiện nay còn chưa phù hợp. Nhà nước chưa có chính sách riêng cho loại hình doanh nghiệp đặc thù hoạt động trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng.
Một số vấn đề đặt ra cho công tác quản lý DNPHXBP sau cổ phần hóa trong thời gian tới:
+ Việc cổ phần hóa DNPHXBP là qui luật phát triển tất yếu. Bởi cổ phần hóa cho phép chúng ta khai thác mọi tiềm năng và nguồn lực vật chất trí tuệ của mọi thành phần kinh tế của đất nước; cho phép chúng ta nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh; gắn quyền lợi và trách nhiệm kinh doanh với cổ đông.
+ Đối với doanh nghiệp cổ phần, nhà nước cũng chỉ là một cổ đông trong nhiều cổ đông khác. Quyền chi phối, quyết định của nhà nước trong doanh nghiệp tùy thuộc vào mức độ góp vốn của nhà nước trong doanh nghiệp đó. Đối với tất cả các cổ đông góp vốn của doanh nghiệp, mục tiêu duy nhất của họ là hướng tới lợi ích, lợi nhuận có thể đạt được.
+ Đối với doanh nghiệp cổ phần trọng điểm, Nhà nước muốn giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động của doanh nghiệp nhằm điều tiết và quản lý thị trường, cần tính đến việc Nhà nước phải tiếp tục tái đầu tư khi doanh nghiệp tái phát hành cổ phiếu lần tiếp theo.
+ Một khi các cổ đông quan niệm họ đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp là nhằm mang lại lợi ích kinh tế thì việc đồng vốn đó có mang lại hiệu quả xã hội hay không? sẽ ít được đặt ra. Bởi việc sinh lời của đồng vốn gắn liền với sinh mạng sống còn của doanh nghiệp trong nền KTTT. Hiệu quả xã hội chưa thể là tiêu chí hàng đầu của các chủ thể đầu tư.
+ Một vấn đề nảy sinh ở đây, khi các doanh nghiệp cổ phần vì lợi ích của các cổ đông, họ có thể đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường. Lúc này nhà nước sẽ khó quản lý thị trường XBP. Những tác động tiêu cực của chúng đến thị trường XBP là khó tránh khỏi. Vậy làm thế nào để có thể tổ chức và quản lý tốt mô hình doanh nghiệp cổ phần nhà nước trong lĩnh vực phát hành hiện nay. Một mặt nhằm kích thích và thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của mô hình doanh nghiệp mới, mặt khác nâng cao vai trò của chúng trong công tác quảng bá và phổ biến tri thức khoa học đến người dân trên mọi miền đất nước. Bài viết này, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất như sau:
5Một số đề xuất cơ bản về vấn đề sau cổ phần hóa DNPHXBP Thứ nhất, Nhà nước cần có định hướng chiến lược cho việc cổ phần hóa các DNPHXBP trên cả nước. Cần qui định linh hoạt mức độ cổ phần trong doanh nghiệp phự hợp với từng vùng, địa phương cụ thể. Ở các thành phố lớn, thị trường XBP đã phát triển ở mức độ cao, nhu cầu mua sử dụng XBP của xã hội tương đối cao thì Nhà nước không nhất thiết phải nắm giữ cổ phần trên 50% ở tất cả các doanh nghiệp. Điều này sẽ phát huy được tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cổ đông góp vốn. Đối với các địa phương khác, đặc biệt là miền núi và nông thôn, thị trường ở đây chưa phát triển, nhu cầu mua sử dụng XBP còn thấp, thậm chí không có; Tùy theo tính chất và mức độ phát triển kinh tế văn hóa xã hội cũng như thị trường XBP của địa phương, nhà nước nên giữ mô hình doanh nghiệp hoạt động công ích để nhằm mục tiêu nâng cao dân trí xã hội và phát triển văn hóa. Trong trường hợp doanh nghiệp có khả năng cổ phần hóa, nhất thiết Nhà nước phải nắm giữ cổ phần chi phối trên 51% nhằm tổ chức quản lý và điều tiết mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên phạm vi toàn quốc, nhất thiết nhà nước phải tạo điều kiện cả về cơ sở pháp lý, chính sách và cơ chế hoạt động cho sự ra đời và hoạt động của mô hình tập đoàn hiện nay; Thể chế hóa tiêu chuẩn cho mô hình tập đoàn phát triển: dạng tập đoàn kinh doanh chuyên sâu (bao gồm một khâu), tập đoàn kinh doanh đa ngành (bao gồm 2-3 khâu của xuất bản, thậm chí kết hợp với một số ngành rộng khác). Thời gian từ 3-5 năm tới phải cho ra đời 1 đến 2 tập đoàn thí điểm, sau đó có thể phát triển dạng tập đoàn trên cả hai miền Nam Bắc. Khi chúng ta đã có một khung pháp lý, tiêu chuẩn về tài chính, qui mô, năng lực hoạt động của dạng mô hình tập đoàn, có thể nhân rộng mô hình ra các tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế sự ra đời của các tập đoàn trong nước và việc sẽ cho phép các tập đoàn xuất bản thế giới thâm nhập vào thị trường XBP nước ta cũng là một vấn đề lớn đòi hỏi cần phải giải quyết ở khâu xuất bản. Vậy nên chăng trong điều kiện hiện nay, Nhà nước cần có sự mở cửa để các thành phần kinh tế trong nước được tham gia hoạt động vào một vài NXB làm thí điểm. Cần có qui hoạch chiến lược tổng thể và biện pháp phù hợp từng bước thực hiện lộ trình: NXB nào cần phải giữ nguyên hình thức sở hữu nhà nước, NXB nào được phép đa sở hữu... Thứ hai, các giải pháp cụ thể:
- Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp qui hiệu lực phù hợp với thực tiễn trong nước và thông lệ quốc tế. Các chính sách đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng cũng cần được Nhà nước quan tâm đặc biệt (vốn vay, mặt bằng kinh doanh, thuế...), Nhà nước không bao cấp kinh phí hoạt động, Nhà nước chỉ định hướng, chỉ đạo ở tầm vĩ mô tạo ra hành lang pháp lý và môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các tổ chức doanh nghiệp thông qua công cụ luật pháp và chỉ tiêu kinh tế tài chính.
-Tùy theo loại hình, tính chất hoạt động của doanh nghiệp: doanh nghiệp hoạt động công ích, sự nghiệp có thu, doanh nghiệp kinh doanh Nhà nước cần có chính sách đầu tư hợp lý để các doanh nghiệp PHXBP phát triển. Sự phân định rõ ràng về loại hình doanh nghiệp, tính chất hoạt động theo vùng, miền, địa phương, mảng sách thuộc diện kinh doanh, mảng sách không thuộc diện kinh doanh trong mỗi đơn vị sẽ là căn cứ pháp lý và thực tiễn quan trọng để Nhà nước hoạch định các chính sách đầu tư và quản lý hiệu quả họat động này.
- Cần nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với xuất bản: Ngoài chức năng quản lý Nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước còn có chức năng tham mưu, tư vấn giúp Nhà nước hoạch định và ban hành cơ chế chính quản lý phù hợp với hoạt động thực tiễn. Vì vậy, cơ quan này cần được tăng cường về số lượng cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn, nêu cao đạo đức nghề nghiệp. Củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất bản đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác thanh kiểm tra thị trường cần tiến hành thường xuyên. Công tác xử lý vi phạm cần thực hiện nghiêm túc, cụ thể hóa các hình thức xử phạt trong điều khoản của Luật Xuất bản, Luật Hình sự, nâng cao mức xử phạt.
- Các tổ chức doanh nghiệp XBP cần phải thực sự năng động và nhạy bén với thị trường, chủ động sản xuất kinh doanh XBP đáp ứng nhu cầu thị trường trong giới hạn được phép. Đăc biệt cần phải đổi mới các khâu nghiệp vụ từ xây dựng đề tài, khai thác bản thảo, biên tập xuất bản, tuyên truyền quảng cáo và tiêu thụ XBP trên thị trường; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.
- Ngoài ra, công tác đào tạo cần được Nhà nước và ngành quan tâm sâu sát hơn. Nhà nước và ngành cần đầu tư kinh phí cho những dự án, đề tài nghiên cứu cấp thiết hiện nay như: vấn đề chức năng tư tưởng, chức năng kinh doanh, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực xuất bản nói chung, phát hành nói riêng và quản lý hoạt động này trong hội nhập như thế nào cho hiệu quả.
ĐTQ
Tài liệu tham khảo
1. Báo tổng kết hoạt động Xuất bản – In - Phát hành của Cục Xuất bản- Bộ Thông tin và Truyền thông trong những năm gần đây.
2. Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (2003), Các văn bản về đổi mới doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.
3. Lê Minh Toàn (2001), Công ty cổ phần quyền và nghĩa vụ của cổ đông, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Văn bản pháp qui về Báo chí - Xuất bản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2006.

ĐỖ THỊ QUYÊN
>> [Tạp chí] Nghiên cứu Văn hóa số 1 (tháng 6-2010) - Đại học Văn hóa Hà Nội

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel