VĂN HOÁ
VÀI CẢM NGHĨ NHÂN ĐỌC TẬP TRUYỆN TRỐN NỢ CỦA MA VĂN KHÁNG
Trước hết, phải khẳng định ngay rằng, Ma Văn Kháng là nhà văn kiên trì đến cùng với mảng văn học sinh hoạt – thế sự. Độc giả có thể dễ dàng nhận ra sự lựa chọn này từ trước đến nay trên những thể loại sở trường của ngòi bút này như truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó tập Trốn nợ (NXB Phụ nữ, 2008) cũng không là ngoại lệ.
KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH THI PHÁPTRONG PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
Bắt đầu từ chủ nghĩa hình thức (Formalism) nghiên cứu văn học đã có xu hướng tách biệt thành một khoa học độc lập. Chống lại các ràng buộc và tín niệm huyền thoại về tác giả, chủ nghĩa hình thức đưa tác phẩm lên ngôi, coi nó là đối tượng trung tâm của nghiên cứu. Ở tác phẩm, tính văn chương (literariness) lại được đặt lên vị trí hàng đầu, dưới bệ đỡ của những thủ pháp và kĩ thuật lạ hóa, nó lên tiếng xác định chủ quyền giá trị thẩm mĩ mà mỗi tác phẩm có thể chạm tới
VÀI NÉT VỀ THƠ SỨ TRÌNH VIỆT NAM TỪ THỜI LÊ CẢNH HƯNG ĐẾN HẾT THỜI GIA LONG (1740 - 1820)
Thơ sứ trình (thơ đi sứ) là những tác phẩm thơ ca được các sứ thần sáng tác trên đường đi sứ, thực hiện trọng trách bang giao giữa các triều đại Việt Nam và Trung Hoa thời trung đại.
THƠ LỤC BÁT CỦA NGUYỄN DU VÀ CỦA NGUYỄN DUY CÓ SAI VẦN LUẬT KHÔNG?
Nhân đọc tập Tiểu luận phê bình “Nhìn lại bến bờ” do Nxb. Hội Nhà văn ấn hành cuối năm 2008, trong Lời đầu sách Ban biên tập cuốn sách này có viết: “Như bất cứ tác phẩm lí luận phê bình nào, những quan điểm nêu ra trong cuốn sách chỉ là quan điểm cá nhân tác giả. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng tôi mong muốn và chờ đợi những tranh luận khoa học, mang tinh thần dân chủ và trách nhiệm, khởi nguồn từ cuốn sách, có tác dụng hâm nóng không khí học thuật trên văn đàn”, vì vậy, tôi mới nảy ra ý định viết bài này (thực ra không phải nhằm mục đích tranh luận với một ý kiến cá nhân mà tôi chỉ muốn trình bày lại về vấn đề vần luật trong thơ dưới góc nhìn của ngữ âm học).
VỀ VĂN HÓA LÀNG NHÌN QUA TRƯỜNG HỢP VĂN NGUYỄN HỮU NHÀN
Nguyễn Hữu Nhàn được mệnh danh là nhà văn của làng quê, gắn bó với đất và người làng quê, cụ thể hơn là làng quê vùng trung du đất Tổ. Cây bút này không đi vào những vấn đề tố khổ, hoặc phê phán chống tiêu cực, hoặc làm ăn chuyển đổi kinh tế…mà bằng một cách thật tự nhiên, nhất quán, ông chuyên chú đi vào các tầng vỉa văn hóa của làng quê thời hiện đại. Nói tới văn hóa làng trước hết nói tới người làng, những con người trong mấy tư cách: chủ thể sáng tạo văn hóa làng, hiện thân của văn hóa làng, thụ hưởng văn hóa làng và quảng bá văn hóa làng.
MỘT BÀI HỌC TỪ NƯỚC ÚC
Năm 2007, các giảng viên Khoa Quản lý Văn hóa- Nghệ thuật- Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã được tham gia đoàn khảo sát thực tế nghiên cứu Quản lý nghệ thuật tại Ôxtrâylia. Chúng tôi đã được đến thăm các trường đại học, thăm các tổ chức văn hóa - nghệ thuật, tham dự các buổi hội thảo. Chuyến khảo sát tuy ngắn ngày nhưng thực sự bổ ích đối với từng thành viên của đoàn. Đúng là “trăm nghe không bằng một thấy”! Kinh nghiệm của Ôxtrâylia có nhiều bài học quý cho Việt Nam khi thực tiễn văn hóa - nghệ thuật ở nước ta đang thay đổi theo chiều hướng tích cực kể từ khi chúng ta bắt đầu công cuộc đổi mới.
QUÁ TRÌNH XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở NƯỚC TA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Có thể thấy đặc điểm chủ yếu của sản xuất nông nghiệp không phải là quá trình dùng công cụ, máy móc để chế biến nguyên liệu thành sản phẩm như trong công nghiệp mà là quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi, cây trồng, tạo ra sản phẩm trong một ngoại cảnh luôn biến động. Kết quả lao động ở đây không phải chỉ phụ thuộc vào cường độ, tính chất lao động mà còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên và thời tiết. Sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ cao và là một quá trình sản xuất liên tục.
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHÍNH SÁCH VĂN HÓA HÀN QUỐC
Cộng hòa Hàn Quốc nằm ở phía nam bán đảo Triều Tiên, thuộc đông bắc châu Á. Hàn Quốc có diện tích 99.000 km2 (bằng khoảng 1/3 diện tích của Việt Nam) với dân số 47.640.000 người (bằng nửa dân số Việt Nam). Hàn Quốc là một quốc gia có sự thuần nhất rất lớn về chủng tộc người với tuyệt đại đa số là người Hàn. Hai tôn giáo phổ biến nhất ở Hàn Quốc hiện nay là Phật giáo (26,3%) và Thiên Chúa giáo (25,6%).
GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI
Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ kia vẫn có sự khác biệt. Ai cũng có một gia đình, thuộc về một gia đình. Đó là nơi ta ra đi và cũng là chốn ta sẽ quay về. Hạnh phúc hay bất hạnh lớn nhất của đời người thường bắt nguồn từ đấy. Riêng trong nền văn hoá các nước phương Đông, bao gồm Việt Nam, vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân còn đặc biệt hơn.
“QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT” ĐỈNH CAO CỦA THÀNH TỰU LUẬT PHÁP VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN
“Quốc triều hình luật” là một trong những bộ luật quan trọng nhất của Việt Nam thời kỳ phong kiến. Nói đến Quốc triều hình luật người ta nghĩ ngay đến một bộ luật có kĩ thuật lập pháp cao, nội dung phong phú, toàn diện với nhiều giá trị nổi bật trong lịch sử pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến. Quốc triều hình luật không chỉ được đánh giá cao hơn hẳn so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó mà còn có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với việc biên soạn nhiều bộ luật khác của các triều đại phong kiến Việt Nam sau này.
NHÀ Ở CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA – TRUYỀN THỐNG & BIẾN ĐỔI
Huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc, như Hmong, Dao, Việt, Thái, Mường.... Mỗi dân tộc đều thể hiện bản sắc văn hóa của mình dưới dạng văn hóa vật thể và phi vật thể. Hiện nay, trong quá trình phát triển của xã hội cũng như sự giao lưu giữa các dân tộc thì bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc đã có những đổi thay đáng kể, một trong những đổi thay về văn hóa đó được thể hiện qua văn hóa vật chất, mà rõ nét nhất là qua nhà cửa.
GIÁO DỤC NHO HỌC CỦA TỈNH THÁI BÌNH DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802-1919)
Nhà Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam - cũng như các triều đại trước đó rất coi trọng giáo dục, khoa cử nhằm đào tạo nhân tài phục vụ cho việc xây dựng bộ máy chính quyền, làm nền tảng cho sự phát triển quốc gia dân tộc. Sau một thời gian dài bị gián đoạn (khoa thi 1787 là khoa thi cuối cùng dưới triều Lê- Trịnh) đến triều Nguyễn giáo dục và khoa cử Nho học được phục hồi dựa trên nội dung giáo dục và khoa cử dưới triều Lê sơ (1427- 1527) và có tham khảo giáo dục của nhà Minh (Trung Quốc).
SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC DÂN TỘC (STATE-NATION) VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC (NATIONAL CULTURE) Ở VIỆT NAM
Trong một bài báo góp ý với GS. Trần Ngọc Thêm, tác giả công trình “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, GS. Lê Thành Khôi đã phân tích sâu sắc rằng, đứng về phương diện phương pháp luận, để cắt nghĩa một sự khác biệt giữa hai văn hóa, cái “gốc” không quan trọng bằng những sự kiện xã hội, kinh tế, chính trị “đương thời”. “Gốc là một khái niệm khái quát quá, lờ mờ quá, nhất là một gốc nông nghiệp hay du mục đưa ra nhiều xã hội khác nhau”.
QUAN HỆ NGOÀI HÔN NHÂN TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Quan hệ ngoài hôn nhân là vấn đề được C.Mác cho là hệ quả của chế độ một vợ một chồng. Tuy nhiên, mỗi mô hình xã hội trong những giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những nhượng bộ để hợp thức hoá các quan hệ ngoài hôn nhân. Do vậy, có thể nói, các quan hệ ngoài hôn nhân luôn tồn tại kể từ khi chế độ hôn nhân một vợ một chồng hình thành.
VÀI NÉT VỀ ĐẶC TRƯNG CÁC DI TÍCH TIỀN ĐÔNG SƠN Ở LƯU VỰC SÔNG HỒNG
Tiền Đông Sơn là thời kỳ trước văn hóa Đông Sơn và phát triển trực tiếp lên văn hóa Đông Sơn. Thời kỳ này gồm 3 giai đoạn văn hóa: Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun, có niên đại trong khoảng 4000 – 2800 năm cách ngày nay. Tên gọi các giai đoạn văn hóa này lấy theo tên gọi của các di tích tương ứng, được phát hiện lần đầu tiên trong mỗi giai đoạn văn hóa ấy. Di chỉ Phùng Nguyên được phát hiện năm 1959 ở xã Kinh Kệ, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.
NHO GIÁO VÀ ĐÀO TẠO CON NGƯỜI NHÂN, LỄ
Nhân loại đang bước những bước đầu tiên vào thiên niên kỷ thứ ba với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm biến đổi sâu sắc cuộc sống của con người về thế giới quan cũng như nhân sinh quan. Hàng loạt hệ giá trị thay đổi đã khiến cho các nhà tư tưởng cũng như chính trị gia phải tìm ra một hướng đi phù hợp và tư tưởng Nho gia, với việc giáo dục và đào tạo con người nhân, lễ đã là một hình thái giúp họ có được một niềm tin vững chắc vào chiến lược phát triển con người, phát triển đất nước.
TẬP QUÁN SINH ĐẺ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM
Theo kết quả nghiên cứu ở dân tộc, vấn đề sinh con và sinh bao nhiêu con trong một gia đình hạt nhân, hiện nay vẫn đang còn là vấn đề rất khó tiến đến một thực tế sáng tỏ. Những năm qua, công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) đã có rất nhiều tác động tích cực tới việc sinh đẻ hiện nay của các tộc người. Một thực tế, đa số các gia đình, nhất là các gia đình trẻ thuộc các dân tộc ít người hiện nay đều đã ý thức được lợi ích cũng như sự cần thiết của việc sinh ít con.
VĂN HÓA LÀ HỆ THỐNG CÁC BIỂU TƯỢNG THÔNG TIN - XÃ HỘI
Có nhiều cách tiếp cận văn hoá là do đứng ở nhiều góc độ khác nhau để nghiên cứu về lĩnh vực này, từ cách tiếp cận văn hoá theo kiểu “tinh thần luận”, “hiện tượng luận” cho đến kiểu “thao tác luận” v.v... Mỗi phương pháp tiếp cận lại có nhiều quan niệm, nhiều cách định nghĩa về văn hoá khác nhau. Song, nhìn chung những quan niệm khác nhau đó đều bộc lộ một điểm chung nhất - Văn hoá là lớp thăng hoa trên cái tự nhiên, của con người và xã hội loài người.
Ý NGHĨA VÀ BIỂU TƯỢNG CỦA MỘT SỐ MÔ TÍP TRANG TRÍ TIÊU BIỂU TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÌNH LÀNG
Trang trí là một loại hình của nghệ thuật tạo hình, có khả năng biểu hiện tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ của cả một cộng đồng, dân tộc. Bằng nghệ thuật cách điệu, tượng trưng hóa các đối tượng như tự nhiên, cây cỏ, động vật… đã tạo thành các mô típ (motif ) trang trí. Trong điêu khắc đình làng có nhiều chạm khắc trang trí. Người nghệ nhân xưa đã sáng tạo, tiếp thu và sử dụng nhiều mô típ trang trí. Các mô típ trang trí có ý nghĩa và biểu tượng với rất nhiều lớp nghĩa phong phú. Việc tìm hiểu và giải mã chúng cho phép chúng ta tìm hiểu về tư duy, quan niệm và thẩm mỹ của người xưa.
VĂN HÓA THĂNG LONG NGÀN NĂM HỘI TỤ
Địa danh Thăng Long - Hà Nội luôn là niềm tự hào và thiêng liêng đối với mỗi người dân Việt Nam, niềm tin yêu đối với bạn bè quốc tế. Hà Nội vốn có bề dày lịch sử và văn hóa. Đây là một vùng đất cổ, nơi hội tụ rất sớm của các cộng đồng người từ vùng đồi núi ven sông Đà, Ba Vì, Tam Đảo, Sóc Sơn phát triển xuống vùng Hà Nội. Trước thế kỷ XI, Hà Nội (khi ấy gọi là Đại La) đã là một thành thị có tầm cỡ.
ĐÀO TẠO - NGHIỆP VỤ
CƠ SỞ LÝ THUYẾT THIẾT KẾ TUYẾN DU LỊCH, CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của xã hội loài người ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Thực chất của du lịch là một hoạt động tiêu dùng xã hội cao, nó nảy sinh theo sự phát triển sức sản xuất xã hội tới trình độ cao. Khi con người có cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần đầy đủ thì nhu cầu đi du lịch sẽ nảy sinh thường xuyên hơn. Và như vậy các tuyến du lịch, chương trình du lịch sẽ được thiết kế và hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Trong bài viết này chúng tôi trình bày cơ sở lý thuyết về thiết kế tuyến du lịch, chương trình du lịch (hay còn gọi là “tour”).
MỘT SỐ VẤN ĐỀ SAU CỔ PHẦN HÓA CỦA DOANH NGHIỆP PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM (PHXBP)
Cổ phần hóa là xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế. Bởi lẽ cổ phần hóa doanh nghiệp là cho phép các thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia góp vốn vào doanh nghiệp. Mọi nguồn lực của cải vật chất và trí tuệ quốc dân được đưa vào sử dụng và phát huy một cách tối ưu nhất. Các chủ thể kinh tế có khả năng phát huy tối đa tài năng chất xám và các nguồn nhân lực vật chất sẵn có.
VẬN DỤNG MARKETING DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH DU LỊCH
Marketing là một triết lý kinh doanh được thâm nhập vào Việt Nam chỉ trong gần 2 thập kỷ trở lại đây. Thông thường khi nói đến marketing, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc làm thế nào để tiêu thụ hàng hoá và thu được tiền về cho người bán. Tuy nhiên, tiêu thụ chỉ là một khâu trong các hoạt động của marketing, mà hơn nữa, đó lại không phải là khâu quan trọng nhất.
VẤN ĐỀ CHUẨN HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN THÔNG TIN HIỆN NAY
Trong những năm gần đây cùng với xu hướng toàn cầu hoá và xu hướng hiện đại hoá trong phạm vi lĩnh vực hoạt động thư viện, chuẩn hoá đã nổi lên là một vấn đề được cộng đồng thư viện thông tin quan tâm. Việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, sự gia tăng các nguồn tài liệu, thông tin số, sự xuất hiện thư viện số đã khiến cho các thư viện không thể tồn tại đơn lẻ như những ốc đảo nếu thực sự muốn khai thác các nguồn thông tin để phục vụ và đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của người dùng tin.
ĐÀO TẠO NHÂN LỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trong xã hội hiện đại, nhân lực [human resources; manpower] là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước, bởi nhân lực chính là nguồn lực chủ đạo của xã hội. Theo Đại Từ điển tiếng Việt: “Nhân lực là sức người dùng trong sản xuất”1. Nhân lực là nguồn lực lao động hoạt động trong một lĩnh vực nào đó của đời sống xã hội trên một địa bàn nhất định, trong những khoảng thời gian nhất định.
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI – HƯỚNG TỚI HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Giáo dục đại học hiện nay hướng đến đạt mục tiêu “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và qui mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân.
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHỤC VỤ HỌC CHẾ TÍN CHỈ
Nước ta đã và đang bước vào tiến trình hội nhập quốc tế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội. Chìa khoá của thành công trong hội nhập quốc tế chính là yếu tố con người. Sức mạnh của con người trong nền văn minh trí tuệ thể hiện ở tri thức và kỹ năng hoạt động, được tạo nên bởi chất lượng giáo dục. Bởi vậy đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta theo hướng hội nhập, hiện đại là vấn đề quan trọng, sống còn của dân tộc.
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
Home
»
Tạp chí Điện tử
»
Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa - ĐH Văn hóa Hà Nội
»
Văn hóa - Lịch sử
» Bài đang xem
[Tạp chí] Nghiên cứu Văn hóa số 1 (tháng 6-2010) - Đại học Văn hóa Hà Nội
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Dân số - Gia đình (10)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Tin học - CNTT (151)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Đề tài - Dự án (47)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
No comments:
Post a Comment