CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

[Bài trích] Tập quán sinh đẻ và một số vấn đề về chiến lược dân số đối với các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

| | 0 nhận xét
1. Văn hóa, tâm lý và số con trong các gia đình dân tộc thiểu số
Theo kết quả nghiên cứu ở dân tộc, vấn đề sinh con và sinh bao nhiêu con trong một gia đình hạt nhân, hiện nay vẫn đang còn là vấn đề rất khó tiến đến một thực tế sáng tỏ. Những năm qua, công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) đã có rất nhiều tác động tích cực tới việc sinh đẻ hiện nay của các tộc người. Một thực tế, đa số các gia đình, nhất là các gia đình trẻ thuộc các dân tộc ít người hiện nay đều đã ý thức được lợi ích cũng như sự cần thiết của việc sinh ít con. Chính vì thế nhiều bản làng, xã, huyện thậm chí nhiều tỉnh ở miền núi phía Bắc nước ta, trong những năm gần đây đã đạt được tỷ lệ tăng dân số rất lý tưởng. Nhiều xã, huyện đã hạ thấp tỷ lệ tăng dân số xuống tới mức không ngờ. Ví dụ, Tràng Định (Lạng Sơn), một huyện có gần 100% dân số là các dân tộc ít người, những năm qua có tỷ lệ tăng dân số chỉ ở mức trên dưới 1,00%. Đặc biệt, xã biên giới Quốc Khánh (Tràng Định, Lạng Sơn), có tới 90% là người Tày, Nùng, năm 2001 cũng chỉ có mức tăng dân số là 0,90%... Các tỉnh khác cũng có nhiều xã, huyện đạt mức tương tự. Nhiều cặp vợ chồng (vợ chồng ông La Văn Sáu, người Cao Lan, ở thôn Lừa, An Châu, Sơn Động, Bắc Giang, ông Nịnh Văn Nhàu người Sán Chỉ, ở thôn Lọ, Lệ Viễn, Sơn Động, Bắc Giang...), đã cảm thấy hối tiếc vì mình đã sinh quá nhiều con để con cái quá vất vả, không được học hành và chăm sóc chu đáo. Tuy nhiên, tâm lý muốn sinh nhiều con, gia đình đông con, vẫn còn tương đối phổ biến ở một vài dân tộc ít người, nhất là các dân tộc sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Trong đó đáng kể nhất là các dân tộc: Hmông, Dao, Cơ Lao, Sán Dìu, Cơ Ho, Rơ Măm, Brâu, Mảng, Kháng, Mạ... Như vậy, thực trạng số con trung bình trong các gia đình dân tộc ít người hiện nay là bao nhiêu; họ muốn có mấy con; tại sao lại như thế... là những vấn đề sẽ được đề cập trong bài viết này. Hy vọng đây sẽ là một tham khảo hữu ích cho các cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực dân số - gia đình - trẻ em ở khu vực miền núi. Nhìn chung, không riêng các dân tộc ít người, chúng ta ai cũng muốn có người kế thừa đích thực của mình trong tương lai. Điều này không những đúng với các dân tộc phương Đông, mà còn đúng với cả các dân tộc Âu - Mỹ. Tuy nhiên đối với các dân tộc ít người ở Việt Nam, nó nặng nề gấp nhiều lần so với người Việt (Kinh), nông thôn nặng nề hơn ở đô thị... Tâm lý muốn có nhiều con của các gia đình thuộc các dân tộc ít người, luôn gắn liền với việc tạo lập lớp con cháu kế thừa, chuyển giao thế hệ, nối dõi dòng giống... Tâm lý và ý nguyện đó do nhiều yếu tố quy định, chi phối, trong đó không ngoại trừ cả các yếu tố tôn giáo tín ngưỡng... Bởi thế, quan niệm về sinh đẻ, số con cần thiết phải có của họ chịu sự chi phối của văn hoá truyền thống, tâm lý tộc người, đời sống kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, hoàn cảnh tự nhiên, tôn giáo tín ngưỡng... Nhiều khi nó còn chịu sự tác động của các yếu tố chính trị, thời đại... Trong xã hội truyền thống của các dân tộc ít người, các gia đình đều mang tính phụ hệ, phụ quyền (trừ một vài dân tộc mẫu hệ ở Tây Nguyên). Những gia đình ấy đều có chung một mong muốn đông con, nhiều cháu, đầy đàn đầy đống... Cây phả hệ của họ phải xum xuê lá cành, họ mới thỏa mãn và dòng họ đó mới được cộng đồng công nhận là có phúc... Đơn giản, theo họ phải đông con nhiều cháu, gia tộc, dòng họ đó mới hùng mạnh, mới có thế lực và địa vị đích thực trong làng, trong bản... Nhiều con là mong muốn chung, nhưng nhiều con trai mới là mong muốn đích thực của họ. Con trai mới là người kế thừa, nối dõi tông đường, dòng giống, nên con trai, cháu trai bao giờ cũng được coi trọng hơn nhiều lần con gái, cháu gái. Theo kết quả điều tra ở các tỉnh, nguyện vọng sinh con trai của họ chiếm tỷ lệ rất cao, số con họ muốn có cũng không phải là thấp. Điều tra ở Đà Bắc, Hoà Bình cho kết quả như sau:
Biểu 1: Số lần sinh của phụ nữ Dao ở Đà Bắc 1
Số lần sinh
Dao
Kinh
Tày
Mường
Chung
1 – 2
32,30 (%)
14,30 (%)
26,90 (%)
23,00 (%)
24,10 (%)
3 – 4
20,50 (%)
33,30 (%)
38,50 (%)
43,40 (%)
37,90 (%)
5 – 6
14,70 (%)
38,10 (%)
15,40 (%)
20,50 (%)
20,70 (%)
7 trở lên
32,40 (%)
14,30 (%)
19,50 (%)
13,10 (%)
17,30 (%)

Đáng chú ý, có tới 55,88% số phụ nữ Dao được hỏi, đều muốn có từ 3 con trở lên. Điều tra ở Hà Giang vào năm 2000 cho thấy: số phụ nữ đã từng sinh 3 con sống trở lên chiếm 54,40%. Trong đó phụ nữ Hmông chiếm tỷ lệ cao nhất 61,60%, Nùng 59,00%, Dao 55,20%, Tày 46,30%và Kinh 29,40%... Đặc biệt có 2,00% phụ nữ Hmông, 0,60% Dao, 0,10% Tày...đã sinh 10 - 14 con sống. Về việc muốn có con trai, con gái có kết quả như sau:
(1) Trần Hà. Vấn đề số con và số con thực tế ở gia đình người Dao xã Tu Lý. Tạp chí Dân tộc học, số 2/1997, tr.51.
Biểu 2: Số lượng con muốn có của phụ nữ các dân tộc ở Hà Giang



Thôngtin
Hmông
Tày
Dao
Nùng
Kinh
Khác
Người
%
Ng
%
Ng
%
Ng
%
Ng
%
Ng
%
Con trai:

Không trả lời
350
31,2
144
14,4
146
28,2
53
14,0
1
2,0
38
34,2
1
293
29,9
821
82,0
287
55,4
287
75,9
49
96,1
37
33,3
2
266
27,2
34
3,4
74


TRẦN BÌNH

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel