“Ngữ âm tiếng Mường qua các phương ngôn” ngoài việc muốn góp phần thực hiện Quyết định 53-CP, một biểu hiện cụ thể chính sách dân tộc của Đảng ta, cuốn sách còn cung cấp cho giới khoa học những tư liệu đã được sắp xếp tương đối có hệ thống và đã sơ bộ được xử lí. Tiếng Mường và các ngôn ngữ thuộc nhóm Việt Mường có sự gần gũi đặc biệt với tiếng Việt, sự gần gũi đó đặc biệt đến nỗi khiến cho việc nghiên cứu tiếng Mường trước đây gần như phục vụ trực tiếp lịch sử tiếng Việt và lịch sử nhóm các ngôn ngữ Việt - Mường.
Cố tiến sĩ Nguyễn Văn Tài là người đầu tiên đã tiến hành công việc khảo sát và miêu tả một cách toàn diện và kĩ lưỡng về ngữ âm tiếng Mường qua các phương ngôn, đây là một ngữ liệu phong phú và tỉ mỉ đã phân chia tiếng Mường thành 3 vùng phương ngôn: phương ngôn Bắc (gồm các thổ ngữ ở Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái), phương ngôn Trung (là khối lớn nhất, gồm các thổ ngữ ở xung quanh Hoà Bình) và phương ngôn Nam (gồm các thổ ngữ ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình).
Sách dày 350 trang, khổ 16 x 24 cm, ngoài phần nội dung còn có 3 phụ lục: Một giải pháp về ngữ âm tiếng Việt - Mường đã trình bày hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ Việt Mường chung (trước khi tách ra thành tiếng Việt và tiếng Mường); Bảng so sánh gần 1000 từ ở 30 thổ ngữ khác nhau; và một tập 34 lược đồ về các hiện tượng phương ngôn.
Tác giả đã chọn thổ ngữ Mường Bi, một trung tâm kinh tế - văn hoá nổi tiếng ở Hoà Bình làm đối tượng khảo sát, và ông đã tiến hành miêu tả thổ ngữ này về các hệ thống âm đầu, âm gốc, âm cuối và thanh điệu của nó. Sau đó tiến hành so sánh hệ thống ngữ âm của các thổ ngữ thuộc cả 3 phương ngôn Bắc, Trung, Nam và đã rút ra những kết luận có giá trị: “Cái đóng vai trò quan trọng tạo nên sự đa dạng về mặt ngữ âm giữa các thổ ngữ là các hệ thống phụ âm. Có thể nói một cách không quá sai lạc rằng, tiếng Mường có bao nhiêu thổ ngữ thì có số lượng gần xấp xỉ như vậy các hệ thống phụ âm”. Cuối tác phẩm, dựa vào kết quả thu được về hệ thống ngữ âm tiếng Mường, tác giả đề xuất một hệ thống phiên âm tiếng Mường làm cơ sở cho việc xây dựng chữ Mường.
Thiết nghĩ rằng “Ngữ âm tiếng Mường qua các phương ngôn” là một chuyên khảo rất có giá trị về lí luận và thực tiễn, cần thiết cho bất cứ ai quan tâm đến tiếng Mường, đến lịch sử tiếng Việt và nó rất xứng đáng có mặt trên giá sách ngôn ngữ học của mỗi chúng ta. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Cơ quan soạn thảo: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa
Tác giả: Nguyễn Văn Tài
Địa chỉ liên hệ: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Dân số - Gia đình (10)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Tin học - CNTT (151)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Đề tài - Dự án (47)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
No comments:
Post a Comment