CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

[Giới thiệu] Sự đa dạng văn hoá và đối thoại giữa các nền văn hoá - một góc nhìn từ Việt Nam

| | 0 nhận xét
[Giới thiệu] Sự đa dạng văn hoá và đối thoại giữa các nền văn hoá - một góc nhìn từ Việt Nam
Tháng 1 năm 2008, Nhà xuất bản Khoa học xã hội cho ra mắt bạn đọc cuốn “Sự đa dạng văn hoá và đối thoại giữa các nền văn hoá - một góc nhìn từ Việt Nam” của GS.TS. Phạm Xuân Nam. Cuốn sách được hình thành trên cơ sở kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ cùng tên của tác giả.

Sách dày 647 trang, khổ 15x22cm, gồm 6 chương.
Chương 1: Nhận thức về sự đa dạng văn hoá và đối thoại giữa các nền văn hoá.
Chương 2: Những hoạt động sáng tạo giá trị văn hoá cội nguồn của dân tộc ở thời đại Văn Lang - Âu Lạc.
Chương 3: Kết hợp đối thoại văn hoá với nhiều hình thức đấu tranh khác trong thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
Chương 4: Đối thoại giữa Văn hoá Đại Việt với một số nền văn hoá trong khu vực và trên thế giới thời trung đại.
Chương 5: Tiếp xúc, giao lưu, đối thoại ngày càng rộng mở giữa văn hoá Việt Nam với nhiều nền văn hoá trên thế giới thời cận – hiện đại.
Chương 6: Bài học lịch sử và vấn đề đương đại của việc phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, chủ động tham gia đối thoại giữa các nền văn hoá trong giai đoạn toàn cầu hóa.

Tác giả đã đi sâu phân tích nhiều khía cạnh có liên quan đến qua trình hoạt động sáng tạo văn hóa nội sinh gắn liền với quá trình tiếp xúc, giao lưu, đối thoại văn hóa với bên ngoài mà cộng đồng các dân tộc anh em cùng sống chung trên đất nước ta đã thực hiện qua các giai đoạn lớn của lịch sử dân tộc. Trong đó văn hóa dân tộc Việt – thành phần dân tộc đa số - luôn là dòng văn hóa chủ lưu, có vai trò tổng hợp, tích hợp những giá trị văn hóa đặc sắc của tất cả các thành phần dân tộc anh em khác. Các lĩnh vực được tác giả đề cập cũng rất đa dạng: ngôn ngữ, chữ viết, tư tưởng, đạo đức, pháp luật, văn học, nghệ thuật, tôn giáo và một số mặt của lĩnh vực văn hóa vật chất. Đồng thời khai thác khía cạnh quan hệ của văn hóa với kinh tế, chính trị, xã hội và làm rõ vai trò của đối thoại văn hóa trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, giải quyết hòa bình các cuộc chiến tranh, thiết lập, củng cố quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Cơ quan soạn thảo: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Tác giả: GS.TS. Phạm Xuân Nam
Địa chỉ liên hệ: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel