Bộ “Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Văn hoá phối hợp với Nhà xuất bản Khoa học xã hội tổ chức biên soạn và xuất bản trong bốn năm 2007 -2010.
Hội đồng biên tập gồm các nhà quản lý, các nhà chuyên môn, các trí thức người dân tộc. GS.TS. Nguyễn Xuân Kính (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá) là Chủ tịch Hội đồng biên tập; TS. Vi Quang Thọ (Giám đốc Nhà xuất bản Khoa học xã hội) là Phó chủ tịch Hội đồng biên tập; Các uỷ viên: nhà thơ Cao Sơn Hải (dân tộc Mường), nhà thơ Inrasara (dân tộc Chăm), Ông Điểu Kâu (dân tộc Mơ Nông), GS.TSKH. Phan Đăng Nhật (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá, chuyên gia về văn học các dân tộc thiểu số), nhà thơ Hùng Đình Quý (dân tộc H’mông), GS.TSKH. Tô Ngọc Thanh (Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam), nhà văn Y Điêng (dân tộc Ê Đê).
“Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam” giới thiệu diện mạo văn học dân gian các dân tộc thiểu số theo 11 thể loại trong 23 tập, mỗi tập trên dưới một nghìn trang, khổ 16x24cm, và mỗi tập có một chủ biên.
Tập 1: Tục ngữ. Tập 2: Tục ngữ và câu đố. Vì câu đố chưa sưu tập được nhiều nên chỉ chiếm một phần tập sách. Tập 3: Thần thoại. Tập 4 đến tập 11: Sử thi. Trong 8 tập này, tập 4 dành cho sử thi Thái - Mường, tập 5 là sử thi Chăm, tập 6 sử thi Ra Glai, tập 7 sử thi Ba Na, tập 8 sử thi Xơ Đăng, tập 9 sử thi Ê Đê, tập 10 và tập 11 là sử thi Mơ Nông. Tập 12 và tập 13: Luật tục. Tập 14 và tập 15: Truyện cổ tích. Tập 16: Truyện cổ tích và truyền thuyết. Tập 17 đến tập 19: Dân ca. Trong đó tập 17 là dân ca lao động và dân ca nghi lễ, còn tập 18 và 19 nói về dân ca trữ tình sinh hoạt. Tập 20: Truyện cười và truyện ngụ ngôn. Tập 21 và tập 22: Truyện thơ. Tập 23: Nhận định và tra cứu.
Đối với từng thể loại tục ngữ, câu đố, thần thoại, truyện thơ, luật tục, truyện cổ tích, truyền thuyết, dân ca, truyện cười, truyện ngụ ngôn được giới thiệu theo một thứ tự chung gồm 3 phần. Phần thứ nhất là bài nghiên cứu bao gồm các nội dung xác định khái niệm thể loại, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, lịch sử sưu tầm, nghiên cứu, quy ước biên soạn. Phần thứ hai giới thiệu tác phẩm hoặc trích đoạn tác phẩm (tiếng dân tộc hoặc phiên âm tiếng dân tộc và bản dịch tiếng Việt). Riêng truyện cố tích và truyện cười, một số tác phẩm chỉ có phần tiếng Việt. Ở phần này các tác phẩm của nhiều dân tộc được sắp xếp xen kẽ nhằm làm rõ tính thống nhất và sắc thái riêng của từng dân tộc. Phần thứ ba là thư mục sưu tầm, nghiên cứu về thể loại đó.
Với thể loại sử thi, do dung lượng tác phẩm quá lớn nên được giới thiệu theo từng dân tộc, trước hết là phần dẫn luận, sau đó là tác phẩm hoặc trích đoạn tác phẩm dưới hình thức song ngữ và cuối cùng là thư mục sưu tầm, nghiên cứu về sử thi dân tộc đó.
Cơ quan soạn thảo: Viện Nghiên cứu Văn hoá, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Dân số - Gia đình (10)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Tin học - CNTT (151)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Đề tài - Dự án (47)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
No comments:
Post a Comment