CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

[Luận văn Thạc sĩ] Sinh kế của người Dao huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng

| | 0 nhận xét
Thực hiện: 2010

1. Lý do chọn đề tài: Sinh kế là cách sống con người lựa chọn phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái... Việc lựa chọn phương thức, mưu sinh đối với cư dân vùng đồng bằng đã khó, đối với đồng bào dân tộc, thiểu số ở khu vực miền núi càng khó khăn hơn. Do đó, vấn đề đảm bảo, nguồn sinh kế lâu dài cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Đảng và Nhà, nước hết sức quan tâm. Đây là việc làm gắn liền với mục tiêu xoá đói giảm, nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của các vùng dân tộc thiểu số trên đất nước ta., Là huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng, Thông Nông có nhiều dân tộc, anh em cùng sinh sống. Cùng với các dân tộc khác như Tày, Nùng, Mông, Kinh, người Dao huyện Thông Nông đã xây dựng cho mình một nền văn hóa, phong phú, đa dạng nhưng có bản sắc riêng khó hòa lẫn. Từ bao đời nay, bằng, lao động cần cù, sáng tạo, người Dao huyện Thông Nông đã lựa chọn cho, mình các hoạt động mưu sinh phù hợp. Kinh tế trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ, công nghiệp, khai thác các nguồn lợi từ tự nhiên… từng bước đảm bảo nhu, cầu cuộc sống. Hiện nay, dưới tác động của các yếu tố mới, sinh kế của người, Dao ở huyện Thông Nông có sự biến đổi. Trong quá trình vận động, có những, biến đổi phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế nhất định, nâng cao chất lượng, cuộc sống của người Dao địa phương, song bên cạnh đó cũng có nhiều yếu tố, chưa phù hợp., Từ nhận thức trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Sinh kế của người Dao, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng”. Qua nghiên cứu, đề tài mong muốn, làm rõ sinh kế của người Dao huyện Thông Nông trong truyền thống và hiện, tại, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tính hiệu quả hoạt động mưu sinh và cũng là đem lại cuộc sống đầy đủ hơn cho người Dao tại, Thông Nông - một huyện vùng cao trong số 61 huyện nghèo nhất cả nước.,

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:  Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về người Dao ở Việt, Nam. Trong các tài liệu cổ như “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn (2007, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội), “Lịch triều hiến chương loại chí” của, Phan Huy Chú (1992, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội), “Đại Việt sử kí toàn, thư” (1998, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội) của Ngô Sĩ Liên… đã ghi chép, rải rác về sự phân bố dân cư, tình hình các dân tộc vùng biên giới. Các học giả, phong kiến đã cho thấy nguồn gốc tên gọi, một số phong tục tập quán của tộc, người Dao dưới khái niệm “Man”., Thời kì thực dân Pháp thống trị, do yêu cầu cai trị và bóc lột, người, Pháp tiến hành nghiên cứu khá kĩ về các dân tộc ít người ở Việt Nam, trong, đó có người Dao. Tiêu biểu là các công trình của Auguste Bonifacy. Bonifacy, là một sĩ quan người Pháp, giỏi chữ Dao cổ, say mê nghiên cứu dân tộc học., Ông đăng các kết quả nghiên cứu về người Dao trên “Tạp chí Đông Dương”, như: “Mán quần cộc” 1904 - 1905, “Mán quần trắng” - 1905, “Mán chàm, hoặc Lam Diên” - 1906, “Mán Tiểu Bản hay Đeo Tiền” - 1907, “Mán Đại, Bản, Cộc hoặc Sừng” - 1908 v.v… Các công trình này đã miêu tả khá sinh, động về nhà cửa, trang phục, kinh tế, tổ chức xã hội, các nghi lễ, văn học, nghệ thuật, tôn giáo… của người Dao ở Việt Nam; thống kê các tên gọi của, từng nhóm tộc người Dao (cả tên tự gọi và tên các dân tộc khác gọi), phân, loại các ngành Dao thành 2 nhóm ngôn ngữ mà từ “người” gọi là Mun” (Mán, quần trắng, Mán Lam Điền) và từ “người” gọi là “Miên” (như nhóm Mán, Tiền, Mán Đại Bản)., Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Ban dân tộc các khu và các tỉnh, đã tiến hành điều tra xã hội học đối với các dân tộc thiểu số, trong đó có người Dao để phục vụ cho chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Năm, 1959, ngành Dân tộc học được thành lập, tiếp tục sưu tầm tài liệu và đi sâu, nghiên cứu đối với người Dao. Tiêu biểu là công trình “Người Dao ở Việt, Nam” (1971, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội) của nhóm tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến. Với nhiều nguồn tư liệu, điền dã phong phú, chính xác, cụ thể, các tác giả đã đề cập khái quát về tên, gọi, nguồn gốc lịch sử, địa bàn cư trú, các hình thái kinh tế, đời sống vật chất, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, văn học nghệ thuật, tri thức dân gian, và những biến đổi trong đời sống sinh hoạt của dân tộc Dao ở nước ta từ sau, Cách mạng Tháng Tám năm 1945., Bài viết “Bước đầu tìm hiểu các nhóm Dao ở Việt Nam” của tác giả, Nguyễn Khắc Tụng (1996, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3) đã làm rõ cơ sở, để phân chia các nhóm Dao ở Việt Nam là thông qua đặc điểm chủ yếu trên, trang phục của người phụ nữ, đồng thời tác giả cũng phần nào đề cập đến sự, phân bố các nhóm Dao ở Việt Nam., Công trình nghiên cứu khoa học cấp Viện “Công cụ sản xuất nông, nghiệp của các dân tộc nhóm ngôn ngữ H’Mông - Dao” - Nguyễn Thị Ngân, (2000, Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam) nghiên cứu sự đa dạng về, các loại hình công cụ sản xuất của dân tộc H’Mông, Dao, Pà Thẻn, thích ứng, với từng loại địa hình rẻo cao, rẻo giữa, rẻo thấp ở mỗi địa phương. Tác giả so, sánh công cụ sản xuất của nhóm ngôn ngữ H’Mông - Dao với các loại hình, công cụ tương ứng của dân tộc khác., Nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá vật chất, công trình “Trang phục cổ, truyền của người Dao ở Việt Nam” của Nguyễn Khắc Tụng (2004, NXB, Khoa học Xã hội, Hà Nội) đã cho thấy một số nét đặc trưng của 7 ngành, nhóm Dao ở Việt Nam, từ việc nghiên cứu đặc trưng của văn hoá tộc người, phân loại tiêu chí các ngành Dao ở địa phương. Đồng thời tác giả cũng phân tích sự biến đổi, đánh giá nguyên nhân biến đổi trong trang phục của, người Dao., Ngoài một số ít công trình nghiên cứu có tính chất chuyên khảo về người, Dao nói trên, còn có các công trình nghiên cứu về người Dao ở các địa, phương. Mỗi công trình là một đặc trưng của tộc người Dao hoặc một nhóm, Dao ở một địa phương cụ thể. Có thể kể đến công trình “Văn hoá truyền, thống của người Dao ở Hà Giang” của các tác giả Phạm Quang Hoan, Hùng, Đình Quý (1991, NXB Văn hoá Dân tộc). Công trình này đi sâu nghiên cứu, hai nhóm Dao tập trung và cư trú đông ở Hà Giang là Dao đỏ và Dao áo dài., Các tác giả đã làm rõ những nét đặc trưng nhất của hai nhóm Dao này trên tất, cả các lĩnh vực lịch sử tộc người, các hoạt động kinh tế, văn hoá vật chất, tổ, chức làng bản, gia đình và nghi lễ gia đình, tín ngưỡng tôn giáo, văn hoá dân, gian, tri thức dân gian., Công trình “Một số vấn đề người Dao Quảng Ninh” của Nguyễn Quang, Vinh (1999, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội), đã cho thấy nét đặc trưng về, lịch sử, văn hoá, kinh tế của người Dao ở Quảng Ninh. Ngoài ra, tác giả còn, cho thấy những nét đặc trưng của người Dao ở các huyện có người Dao sinh, sống và vai trò của người Dao trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Quảng Ninh., Công trình “Các nghi lễ chủ yếu trong chu kì đời người của nhóm Dao, Tiền ở Bắc Kạn” của Lý Hành Sơn (2003, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội)., Trên cơ sở miêu tả khá sinh động các nghi lễ chủ yếu trong chu kì đời người, và quá trình biến đổi của nó, tác giả làm rõ vai trò, chức năng, giá trị của, những nghi lễ này cũng như đặc điểm văn hoá của nhóm Dao Tiền ở Bắc Kạn., Đối với người Dao ở Cao Bằng, đáng chú ý có bài viết “Nương rẫy, truyền thống của người Dao ở Cao Bằng” đăng trên Tạp chí Dân tộc học số 3, năm 1995 của tác giả Lý Hành Sơn, tác giả đã đề cập đến các phương pháp canh tác nương du canh, nương thâm canh, thổ canh hốc đá và một số nghi lễ, tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp nương rẫy của người Dao ở Cao Bằng., Bên cạnh đó, có công trình “Văn hóa dân gian Cao Bằng” (1993, Hội, văn nghệ Cao Bằng), Địa lý - lịch sử tỉnh Cao Bằng (2003, Ban tuyên giáo, tỉnh uỷ - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà, Nội), Địa chí Cao Bằng (2000, Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Các công trình này đã đề cập đến các vấn, đề liên quan đến người Dao ở Cao Bằng như lịch sử tộc người, các hoạt động, kinh tế chủ yếu, phong tục tập quán với những nét sơ lược nhất., Điểm lại các công trình trên cho thấy, các tác giả đã cho thấy những nét, chung nhất về lịch sử tộc người, bản sắc văn hóa (các nghi lễ theo chu kì đời, người, trang phục cổ truyền v.v…) của người Dao ở Cao Bằng, song việc, nghiên cứu cụ thể về sinh kế của tộc người Dao ở một địa phương, cụ thể là, huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống. Các kết quả nghiên cứu trên là sự gợi mở và là những tài liệu quý, báu giúp tác giả hoàn thiện đề tài.,

3. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu,
3.1. Mục đích nghiên cứu, Đề tài nghiên cứu những hoạt động kinh tế chủ đạo nhằm đảm bảo nhu, cầu cuộc sống của người Dao ở huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trong lịch, sử và hiện tại. Từ đó làm rõ sự biến đổi của nó trong thời kì hiện nay để đề ra, một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người Dao ở, Thông Nông.,
3.2. Đối tượng nghiên cứu, Sinh kế của một tộc người, chủ yếu là các hoạt động kinh tế. Đối với, người Dao ở khu vực miền Bắc nói chung và huyện Thông Nông tỉnh Cao, Bằng nói riêng, hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ, nghiệp và việc trao đổi hàng hóa. Đề tài nghiên cứu các hoạt động kinh tế này, trong sự vận động và phát triển của tộc người.,
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng: vị trí địa, lý, điều kiện tự nhiên v.v… Đây là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới, sinh kế của người Dao ở Thông Nông., - Khái quát về người Dao ở huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng về nguồn, gốc lịch sử, tên gọi, số lượng, địa bàn cư trú để thấy được quá trình thiên di, tồn tại và phát triển của tộc người này., - Trên cơ sở đó, đề tài đi sâu nghiên cứu về sinh kế của người Dao trong, truyền thống và hiện tại, làm rõ sự biến đổi của nó trong thời kì hiện nay và, đề ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tính hiệu quả của hoạt động, mưu sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người Dao ở huyện Thông, Nông, tỉnh Cao Bằng.,
3.4. Phạm vi nghiên cứu, Về không gian, đề tài tập trung nghiên cứu tại các xóm, thôn, bản có tỉ lệ, người Dao lớn hơn so với các tộc người khác ở huyện Thông Nông, tỉnh Cao, Bằng là Lương Thông, Cần Nông, Bình Lãng, Yên Sơn, Ngọc Động, Thanh Long., Về thời gian, đề tài nghiên cứu sinh kế của người Dao ở huyện, Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trong truyền thống và hiện tại.,

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu,
4.1. Nguồn tư liệu, Để nghiên cứu, đề tài tham khảo hai nguồn tài liệu chính: Tài liệu thành, văn: Bao gồm các sách cổ như Kiến văn tiểu lục, Đại Nam nhất thống chí, v.v... các chuyên khảo về người Dao, các bài đăng trên Tạp chí chuyên ngành Lịch sử, Dân tộc học đã công bố, xuất bản; các tài liệu địa phương như Dư địa, chí tỉnh Cao Bằng, Lịch sử Đảng bộ, các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, huyện Thông Nông… Đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp tác giả tìm hiểu, khái quát về người Dao cũng như những nét nổi bật về huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng, là cơ sở để tác giả nghiên cứu về sinh kế của người Dao ở, huyện Thông Nông., Tài liệu điền dã: Được thu thập qua khảo sát tại các xã Lương Thông, Cần Yên, Bình Lãng, Yên Sơn, Ngọc Động, Thanh Long và thị trấn Thông, Nông - nơi có đông dân tộc Dao sinh sống của huyện. Nguồn tư liệu này gồm, những quan sát trực tiếp về cảnh quan, môi trường, các tư liệu truyền miệng, ghi lại qua phỏng vấn các bậc cao niên, các tài liệu sưu tầm trong nhân dân...,
4.2. Phương pháp nghiên cứu, Từ nguồn tư liệu trên, đề tài sử dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu, khái quát về huyện Thông Nông, nguồn gốc tộc người, sinh kế của người Dao, trong truyền thống và làm rõ sự biến đổi của nó trong thời kì hiện nay. Với, phương pháp logic, đề tài đã rút ra được những nhận xét, đánh giá khách quan, về vấn đề nghiên cứu; giúp người đọc có cái nhìn hệ thống, khái quát về các, hoạt động sinh kế của người Dao ở huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng., Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp khai thác tư liệu thành văn kết, hợp với phương pháp điền dã dân tộc học, vừa quan sát trực tiếp nơi cư trú, các nguồn tài nguyên, khu vực sản xuất, phỏng vấn nhân chứng, vừa thu thập, báo cáo của chính quyền và các ban ngành cấp xã, huyện để xác minh các tư, liệu nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân, tích, xử lí các thông tin đã khai thác, trình bày trong đề tài; kết hợp với, phương pháp đối chiếu, so sánh nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác, biệt thể hiện trong hoạt động mưu sinh của người Dao với các dân tộc anh em, khác đang sinh sống tại huyện Thông Nông.

5. Đóng góp của luận văn:  Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về sinh kế của, dân tộc Dao huyện Thông Nông. Dựa trên những nguồn tư liệu đã khai thác, đề tài làm rõ sinh kế của người Dao - các hoạt động kinh tế nhằm đảm bảo, cuộc sống của tộc người. Trên cơ sở đó, đề tài đề ra những phương hướng, giải pháp về kinh tế, xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống của người Dao, cũng như các dân tộc anh em cùng sinh sống ở huyện vùng cao Thông Nông., Luận văn còn là nguồn tham khảo bổ ích cho quá trình học tập bộ môn, lịch sử địa phương, cơ sở văn hóa Việt Nam, nhân học, góp phần hiểu biết về, đất nước Việt Nam - một quốc gia đa dân tộc cũng như sự hiểu biết về người, Dao tại Thông Nông nói riêng.,

6. Cấu trúc của đề tài:  Luận văn gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung, được chia làm 3 chương:,
Chương 1: Khái quát về huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng,
Chương 2: Sinh kế của người Dao ở huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng, trong truyền thống.,
Chương 3: Sự biến đổi trong sinh kế người Dao ở huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng hiện nay.,
Cuối cùng là tài liệu tham khảo, phụ lục bao gồm một số bảng thống kê, bản đồ và ảnh minh họa.

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel