CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

Bản chất nguyên hợp của văn hóa dân gian qua lễ hội ăn Tết - Chol Chnam Thmây của đồng bào Khmer Nam Bộ

| | 0 nhận xét
Người Khmer Nam Bộ có cùng gốc với chủng tộc người Khmer ở Campuchia, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử đã biến họ trở thành những tộc người của hai quốc gia. Cũng như các dân tộc khác ở Việt Nam, người Khmer Nam Bộ cũng có những lễ hội được truyền từ xưa tới nay. Lễ hội của người Khmer thường gắn với sinh hoạt của công đồng và đời người thường gắn với truyện dân gian. Khác với người Việt, người Hoa, người Khmer ăn tết Chol Chnam Thmây vào tháng "chét" tức đầu tháng tư dương lịch, thời điểm giao tiếp giữa mùa khô và mùa mưa.Chol tính theo sự vận chuyển của mặt trăng, ghi nhận sự thay đổi bằng tên của con thú, thành một giáp. Chnam tính theo sự vận chuyển của mặt trời, đánh dấu sự bước vào năm mới. Giờ giao thừa luôn thay đổi, không có sự cố định như dương lịch. Thời gian diễn ra lễ hội là lúc mùa màng gặt hái xong, trời khô ráo, con người thảnh thơi công việc để vui chơi, giải trí. Lễ hội kéo dài trong 3 ngày. Cứ 3 năm tết 3 ngày thì lại một năm tết 4 ngày. Ngày đầu tiên của năm mới được gọi là ngày "chol sangkran thmây", ngày giữa gọi là "wonbot" (năm nhuận thì wonbot có 2 ngày), ngày cuối là "lơm săk".

Hồng Quốc Khánh
>> Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 4/2007)

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel