Chủ nhiệm dự án: ThS Lê Văn Hạ
Đơn vị thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng
Thời gian thực hiện: 2003
Cùng với thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, sự nghiệp
giáo giáo dục và đào tạo cả nước nói chung và Cao Bằng nói riêng đã có những
chuyển biến đáng kể, các ngành học, cấp học trong tỉnh đã có sự phát triển về cả
số lượng và chất lượng, 100% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học tháng
12/2001. Tuy nhiên, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh còn có những hạn chế,
đặc biệt là các địa bàn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó
khăn: Chất lượng học tập chưa cao, tỷ lệ học sinh lưu ban và bỏ học còn ở tỷ lệ
đáng báo động,…đã ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì, củng cố kết quả phổ cập
Tiểu học và thực hiện phổ cập Trung học cơ sở (THCS) của tỉnh. Vì vậy, việc
nghiên cứu tâm lý học sinh vùng cao, đề xuất giải pháp quản lý và nâng cao chất
lượng dạy và học là việc làm cần thiết góp phần vào việc thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ phổ cập bậc THCS của Tỉnh.
II. Mục tiêu
- Thống kê, phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục và đào
tạo của tỉnh nói chung và các vùng dân tộc thiểu số nói riêng.
-Điều tra, khảo sát và phân tích một số nét tâm lý tác động
đến quá trình dạy và học.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý chủ yếu nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo góp phần nâng cao dân trí ở các vùng dân tộc thiểu số
của tỉnh.
III. Kết quả nghiên cứu
Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá từ 477 học sinh dân tộc
thiểu số bậc học Tiểu học và THCS chủ yếu tại địa bàn các huyện Thạch An, Thông
Nông, Nguyên Bình cho thấy:
- Học sinh dân tộc thiểu số còn tồn tại quan điểm học chỉ để
không thua kém bạn bè, học để vui lòng cha mẹ chiếm 46,5%, điều đó cho thấy một
bộ phận không nhỏ học sinh vùng cao chưa có động cơ đúng đắn, chưa xác định được
rõ mục tiêu học tập, còn nặng tính hình thức, phô trương.
- Học sinh học vì yêu mến thầy, cô giáo chiếm 70,5%, thể hiện
rõ bản chất, nét tính cách, tâm lý đặc biệt của các em học sinh dân tộc thiểu số
là hiền lành, chất phác, thật thà, gần gũi…
Cùng với sự đổi mới của đất nước, nhận thức của học sinh
dân tộc vùng cao cũng đã có sự chuyển biến tích cực, mặc dù đời sống vật chất,
tinh thần, điều kiện học tập còn khó khăn, song đã có nhận thức phải nâng cao
trình độ tri thức và lợi ích lâu dài của nó. Tuy nhiên, một số học sinh dân tộc
vùng cao hiện nay khi đi học về lại không muốn công tác phục vụ tại địa phương,
vì vậy, việc tìm giải pháp từng bước hạn chế và xoá bỏ sự chênh lệch giữa các
vùng miền là việc làm cấp bách của các cấp lãnh đạo và toàn xã hội.
Sau khi nghiên cứu thực trạng tâm lý học sinh vùng cao,
nhóm thực hiện đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học đối với học sinh vùng cao:
- Tăng cường vai trò của cha mẹ trong giáo dục con cái: Cha
mẹ là những người thấy, cô giáo đầu tiên và quan trọng nhất trong cuộc đời của
trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần có thái độ định hướng, ân cần, kiên nhẫn trong nuôi, dạy
trẻ.
- Giáo viên cần nhận biết đầy đủ những thay đổi tâm, sinh
lý của học sinh trong quá trình phát triển, như vậy giáo viên mới có những tác
động tích cực, phù hợp để khuyến khích trẻ học tập.
- Giúp học sinh tự ý thức về năng lực và khả năng học tập:
Giáo viên, cha mẹ, bạn bè cần có những đánh giá khách quan về khả năng học tập
của trẻ trong các mặt tư duy ngôn ngữ và toán học, văn nghệ, thể dục, thể thao
… giúp trẻ tự tin vào khả năng của mình, đồng thời nỗ lực để học tập ngày càng
tốt hơn.
- Giúp học sinh hiểu rõ mức độ khó của nhiệm vụ học tập:
Giáo viên cần đa dạng hoá các phương pháp giảng dậy để học sinh thấy được ý
nghĩa và mức độ khó của việc học tập.
- Tạo cơ hội cho học sinh chủ động trong học tập: Giáo viên
cần hình thành cho học sinh các kỹ năng xây dựng mục tiêu và thông qua các việc
làm cụ thể để học sinh có thể chủ động kiểm soát thời gian và cách thức hoạt động.
Hướng dẫn cho học sinh cách tự đánh giá quá trình học tập để củng cố và điều chỉnh
cách học cho phù hợp với bản thân.
- Tạo cho học sinh có sự gắn bó với tập thể lớp trong quá
trình học tập: Giáo viên cần làm cho học sinh hiểu và ý thức được rằng mỗi học
sinh là một thành viên trong tập thể lớn. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho các em học
sinh tham gia vào các hoạt động tập thể.
- Cần bộc lộ sự quan tâm và kỳ vọng cao đối với học sinh:
Giáo viên, cha mẹ cần quan tâm ủng hộ học sinh để học sinh phát huy và mạnh dạn
hơn trong học tập cũgn như các mối quan hệ công tác. Quan tâm đến tâm tư, tình
cảm của học sinh là nền tảng thúc đẩy động cơ và sự tham gia học tập của học
sinh một cách thuận lợi.
No comments:
Post a Comment