Điều này càng thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số và trực tiếp là thông qua các chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất, về giáo dục...
Mong muốn bày tỏ quan điểm liên quan đến chính sách mới -tiếng dân tộc thiểu số sẽ là môn học , tôi muốn trao đổi một số vấn đề liên quan đến các điều kiện đưa tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số vào dạy và học trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
Bởi, theo tôi, cần có những nghiên cứu, khảo sát, đánh giá một cách khách quan, chính xác những kết quả đã đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc, tồn tại khi dạy và học tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian vừa qua.
Cần khảo sát, nghiên cứu,
lấy ý kiến của đồng bào
Với điều kiện “Người dân tộc
thiểu số có nguyện vọng, nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số”, đây là một điều
kiện thực sự có ý nghĩa và đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu
số nếu được thực hiện tốt, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả khi đưa tiếng nói,
chữ viết của dân tộc thiểu số vào dạy và học tại địa phương.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra
là: Nguyện vọng ấy có được đáp ứng không? Làm thế nào để đáp ứng nguyện vọng,
nhu cầu đó? Nguyện vọng đó là gì?.... Nguyện vọng của đồng bào khi học tiếng
nói và chữ viết là: Họ được học những gì, nội dung, chương trình học ra sao,
khi học xong họ tiếp thu được những gì, việc sử dụng tiếng nói, chữ viết (đặc
biệt là chữ viết) của họ trên thực tế sẽ như thế nào, thậm chí họ sẽ được học
loại chữ nào (đối với đồng bào có nhiều loại chữ viết, ví dụ: Dân tộc Mông) và
nguyện vọng cuối cùng của họ là được sử dụng chính tiếng nói, chữ viết của mình
để sưu tập, nghiên cứu các giá trị văn hóa – nghệ thuật, phong tục tập quán… để
con cháu của họ được nghiên cứu, tìm hiểu, học tập.
Như vậy, để đáp ứng được những
nguyện vọng đó, các cơ quan chức năng, mà quan trọng nhất là chính quyền cấp tỉnh
cần có những cuộc khảo sát, chương trình nghiên cứu, thảo luận, lấy ý kiến của
đồng bào trên thực tế ở từng địa phương.
Đơn cử, việc đưa chữ Mông
vào dạy và học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ trước đến nay là chữ
Mông Việt Nam
(hay còn gọi là chữ Mông Lào Cai). Tuy nhiên, theo khảo sát của ông Thông, ở một
số địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên… đồng bào lại có nguyện vọng,
nhu cầu học chữ Mông Quốc tế.
Mặc dù, chữ Mông Quốc tế
không phải là loại chữ được đưa vào chương trình dạy và học theo quy định của
Nhà nước ta nhưng loại chữ này được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện thông
tin đại chúng như: Internet, website, video, phim. Không những thế, đồng bào
dân tộc Mông trên thế giới cũng như ở Việt Nam được tìm hiểu chữ Mông Quốc tế
qua nhiều kênh thông tin nói trên, đồng thời chữ Mông Quốc tế là một loại chữ dễ
sử dụng, dễ thể hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó, hầu hết
thanh niên đồng bào dân tộc Mông ở Việt Nam điều biết sử dụng thành thạo loại
chữ này.
Dù chưa có cuộc khảo sát
chính thức nào nhưng kết quả tiếp xúc với một số bạn học sinh, sinh viên người Mông
cho thấy có trên 80% trong số này biết sử dụng thành thạo chữ Mông Quốc tế, và
khoảng 5% biết chữ Mông Lào Cai, thậm chí những cán bộ, giáo viên đã được đào tạo,
bồi dưỡng chữ Mông Lào Cai nhưng lại không biết đọc sau một thời gian ngắn. Như
vậy, chữ Mông Quốc tế được sử dụng phổ biến và rộng rãi ở các địa phương trên
và nếu đồng bào Mông ở những địa phương đó có nguyện vọng học chữ Mông Quốc tế
thì có được đáp ứng không? Do vậy, theo ý kiến ông Thông, các cơ quan chức năng
cần lưu ý vấn đề này.
Về điều kiện “Bộ chữ tiếng
dân tộc thiểu số được dạy và học trong nhà trường phải là bộ chữ cổ truyền được
cộng đồng sử dụng, được cơ quan chuyên môn xác định hoặc bộ chữ đã được cấp có
thẩm quyền phê chuẩn”, UBND cấp tỉnh cần có các cuộc khảo sát trên thực tế
đối với đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều loại chữ viết ở các địa phương,
trong đó cần khảo sát một cách toàn diện (liên quan đến độ tuổi, nghề nghiệp,
thành phần xã hội…) để trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và quyết định đưa
loại chữ viết vào dạy và học có hiệu quả, phù hợp với nguyện vọng của đồng bào.
Nguồn nhân lực giảng dạy
- điều kiện quan trọng nhất
Giáo viên dạy tiếng dân tộc
thiếu số đạt trình độ chuẩn đào tạo của cấp học tương ứng, được đào tạo dạy tiếng
dân tộc thiểu số tại các trường cao đẳng, đại học sư phạm, khoa sư phạm. Quy định
này là cần thiết, đảm bảo chất lượng cho việc giảng dạy và học có hiệu quả.
Tuy nhiên, trên thực tế số
lượng giáo viên đạt trình độ chuẩn như trên chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng
và trong khi đó các trường “đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành dạy tiếng
dân tộc thiểu số” còn rất ít cũng là vấn đề cần phải quan tâm.
Do đó, việc tiêu chuẩn hóa
trình độ giáo viên cũng phải quy định theo từng giai đoạn. Ví dụ: Những thế hệ
trẻ Mông sử dụng chữ Mông Quốc tế rất thành thạo, thậm chí có những người nắm rất
chuẩn phong tục tập quán, bản sắc văn hóa dân tộc nhưng chưa được đào tạo tại
các trường đại học, cao đẳng. Nếu những người này (qua kiểm tra) họ thực sự có
khả năng thì chỉ cần đào tạo, bồi dưỡng các khóa học ngắn hạn cũng có thể tuyển
dụng họ (nếu chữ Mông Quốc tế được đưa vào chương trình đào tạo).
Khẳng định rằng "Nghị định
82/2010/NĐ-CP quy định các điều kiện dạy và học tiếng nói, chữ viết của đồng
bào dân tộc thiểu số là phù hợp và là tiền đề để sớm đưa tiếng nói, chữ viết của
đồng bào các dân tộc thiểu số vào dạy và học theo quy định", các cấp
chính quyền cần quan tâm đến nguyện vọng và nhu cầu của đồng bào, vì đây là điều
kiện làm cơ sở quan trọng, cơ bản cho việc thực hiện các điều kiện tiếp theo,
và chỉ có đáp ứng được những nguyện vọng này thì mới đảm bảo thực hiện Nghị định
trên có hiệu quả trên thực tế./.
Vừ Bá Thông - Vụ Pháp chế, Ủy Ban Dân tộc
No comments:
Post a Comment