CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

[Tham luận] Chính sách ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam và giá trị của nó trong phát triển bền vững vùng lãnh thổ

| | 0 nhận xét
1. Việt Nam là một quốc gia với gần 2/3 vùng lãnh thổ là địa bàn có các dân tộc thiểu số sinh sống. Vì thế, khi Nhà nước xây dựng một chính sách ngôn ngữ đúng đắn, phù hợp với thực tiễn khách quan cho địa bàn này và khi chính sách đó được thực thi có hiệu quả trong xã hội thì nó sẽ là một nguồn lực quan trong cho sự phát triển kiện kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Bởi vì, ngôn ngữ với chức năng là phương tiện giao tiếp và công cụ của tư duy, nó sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển tri thức khoa học và kinh nghiệm xã hội đẻ người dân tộc chủ động tạo ra sản phẩm lao động của mình, phục vụ cho phát triển xã hội.

2.Từ xuất phát điểm nói trên, trong bài viết này chúng tôi sẽ tập trung trình bày hai khía cạnh:
a, Phân tích những yếu tố thuộc vào nội dung chính sách ngôn ngữ vùng dân tộc thiểu số của Nhà nước Việt Nam có tác động như thế nào nến sự phát triển bền vững xã hội vùng đân tộc;
b, Tìm hiểu thực tế việc thực thi chính sách ngôn ngữ vùng dân tộc thiểu số trong mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển kinh tế xã hội với trình độ sử dụng ngôn ngữ của một vài địa phương.

Qua đó, chúng tôi tập trung đi sau vào làm rõ vai trò tác động tích cực của chính sách ngôn ngữ của Nhà nước Việt Nam với sự phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam hiện nay.

GS. TS. Trần Trí Dõi
>> Hội thảo Quốc tế Đóng góp của khoa học xã hội - nhân văn trong phát triển kinh tế - xã hội

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel