CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

Nghiên cứu cải tiến máy phục vụ nông nghiệp phù hợp với đất canh tác địa phương

| | 0 nhận xét
Chủ nhiệm đề tài: Mông Văn Sảng
Đơn vị thực hiện: Nhà máy cơ khí Cao Bằng
Thời gian thực hiện: 1998-1999

I. Đặt vấn đề
Năm 1994, thực hiện đề tài “ Nghiên cứu, ứng dụng, thử nghiệm máy nông nghiệp ở nông thôn Cao Bằng”, Sở Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Cao Bằng đã mua một số máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên qua các lần thử nghiệm tại huyện Hòa An cho thấy, máy móc chưa được người dân đưa vào sử dụng mặc dù năng suất cao so với các phương pháp thủ công truyền thống do một số bộ phận của máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa phù hợp với địa hình và đất canh tác địa phương; độ bền và tính cơ động của máy móc còn hạn chế trong khi giá thành lại cao, chưa phù hợp với sức mua của người nông dân. Trước thực tế này,  UBND tỉnh đã giao cho Nhà máy cơ khí Cao Bằng chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu cải tiến máy phục vụ nông nghiệp phù hợp với đất canh tác địa phương”.
II. Mục tiêu
- Nghiên cứu cải tiến máy phục vụ nông nghiệp phù hợp với đất canh tác của địa phương để người dân thấy được tính ưu việt khi sử dụng thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiến tới thực hiện cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, giải phóng sức lao động của người nông dân, tăng năng suất lao động, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
III. Kết quả nghiên cứu
Qua 2 năm nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành được khối lượng công việc theo thuyết minh đã được phê duyệt, cụ thể như sau:
1. Phân tích tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước:
- Đề tài đã đánh giá khái quát được tình hình nghiên cứu, cải tiến, chế tạo các loại máy phục vụ nông nghiệp ở trong và ngoài nước. Trong đó đã làm rõ về nhu cầu sử dụng các loại máy phục vụ nông nghiệp của Cao Bằng gồm: các máy có công suất vừa và nhỏ, máy gọn nhẹ, cơ động, dễ dàng, có công dụng đa năng. Đây là cơ sở để các nhà nghiên cứu tiến hành cải tiến các loại máy phục vụ nông nghiệp, phù hợp với đất canh tác của địa phương.
2. Nghiên cứu, cải tiến các loại máy phục vụ nông nghiệp:
- Bước 1: Đã nghiên cứu các bộ phận chưa hợp lý của máy gạt rải hàng, máy cày, bừa, máy vò lúam làm cơ sở đề ra các phương án cải tiến hợp lý.
- Bước 2: Lập hồ sơ, bản vẽ thiết kế chế tạo các chi tiết cải tiến đối với máy gạt rải hàng, máy cày, bừa, máy vò lúa.
- Bước 3: Đã hoàn thành việc chế tạo các chi tiết của máy vò lúa và tiến hành lắp ráp máy. Phần máy cày, bừa đã có hồ sơ kỹ thuật chế tạo nhưng chưa thực hiện được việc chế tạo.
- Bước 4: Thử nghiệm máy máy vò lúa đã được cải tiến. Qua hai lần thử nghiệm máy vò lúa tại xã Hoàng Tung, huyện Hòa An cho thấy: tình trạng máy chạy ổn định, năng suất máy xấp xỉ 1.000m2/h, tiêu hao nhiên liệu xấp xỉ 1,1 lít/h, đạt chỉ tiêu kỹ thuật đã đề ra trong đề cương.
Bảng so sánh máy vò lúa đã được cải tiến với máy vò lúa cũ
Chỉ tiêu so sánh
Máy cũ
Máy đã được cải tiến
1. Kết cấu và độ bền


Tay biên lệch tâm
Kết cấu cứng, mối hàn dễ bị gãy, vòng bi hỏng nhanh
Vòng bi tự lựa, mối hàn và vòng bi bền lâu
Thanh treo sàng
Hay gãy tại điểm khoan lỗ bu lông
Đã tăng tiết diện để tăng độ cứng so với máy cũ
Trọng lượng máy
200kg
185kg
Mặt sàng
Lỗ o 14
Lỗ o 12 và dày hơn máy cũ
2. Năng suất
950  ÷  1.000 m2/h
≈1.000 m2/h
3. Tiêu hao nhiên liệu
1 ÷  1,2 lít/h
1 ÷  1,1 lít/h

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel