Chủ nhiệm đề tài: Hoàng
Thị Lý
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao KH&CN
Cao Bằng
Thời gian thực hiện: 1999 - 2000
Cao Bằng có nền nông nghiệp phát triển từ lâu đời, tuy
nhiên cho đến nay, người dân Cao Bằng vẫn quen với phương pháp sản xuất nông
nghiệp truyền thống, sử dụng các loại giống cây và con cũ, năng suất thấp, áp dụng
KHKT vào sản xuất rời rạc, không đúng quy trình kỹ thuật dẫn đến năng
suất thấp, thu nhập hạn chế. Để khắc phục được các hạn chế trên, Trung tâm Thực
nghiệm và chuyển giao KH&CN Cao Bằng đã chủ trì triển khai thực hiện đề tài
“Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng KHCN trong trồng trọt và chăn nuôi cho
vùng cao góp phần xóa đói giảm nghèo”.
II. Mục tiêu
- Nhằm đưa các giống cây trồng, vật nuôi cao sản vào thay
thế các giống cây trồng, vật nuôi địa phương, năng suất thấp.
- Đưa các quy trình kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm
thay đổi phương thức canh tác lạc hậu của địa phương.
- Chứng minh cho người dân thấy, trên cùng một diện tích sản
xuất nếu sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi cao sản kết hợp với việc ứng dụng
các quy trình kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất sẽ tăng được năng suất, nâng cao
thu nhập và cải thiện cuộc sống của người dân.
III. Kết quả nghiên cứu
Qua nghiên cứu, đề tài đã triển khai xây dựng thành công 3
mô hình ứng dụng KHCN trong trồng trọt và chăn nuôi. Kết quả cụ thể như sau:
1. Mô hình thâm canh ngô hè thu:
- Sử dụng giống ngô lai Bioseed 9698 có nguồn gốc từ Ấn Độ
và áp dụng quy trình thâm canh tiên tiến của Công ty Bioseed Hà Nội.
- Diện tích trồng: 20.000m2, bố trí tại 3
xóm: Lủng Táy, Lũng Mủm, Tăm Póng của xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng.
- Đã tổ chức tập huấn kỹ thuật cho cán bộ xã và các hộ
nghèo về kỹ thuật thâm canh giống ngô lai Bioseed 9698.
- Kết quả: Năng suất trung bình đạt 32 tạ/ha (cao hơn 20 tạ/ha
so với giống ngô cũ của địa phương), cho thu nhập gần 2 triệu đồng/ha.
2. Mô
hình thử nghiệm giống đỗ tương DT-84:
- Sử dụng giống đỗ tương DT-84 và quy trình thâm đỗ tương
DT-84 cao sản của Viện Di truyền Hà Nội.
- Diện tích trồng: 4.000m2, bố trí tại 2
xóm: Lủng Táy, Lũng Mủm của xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng.
- Đã tổ chức tập huấn kỹ thuật cho cán bộ xã và các hộ
nghèo về kỹ thuật thâm canh giống giống đỗ tương DT-84 .
- Kết quả: Năng suất trung bình đạt 6 tạ/ha (cao gấp đôi so
với giống đỗ tương cũ của địa phương), cho thu nhập 2,4 triệu đồng/ha.
3. Xây dựng trạm truyền tinh lợn đực giống Nặm Nhũng :
- Đưa hai con lợn đực giống Đại Bạch lên xã và xây dựng trạm
truyền tinh rộng 50m2 để cung cấp tinh lợn cao sản cho đồng
bào vùng cao.
- Sử dụng kính hiển vi và phương pháp đong, đo, đếm theo
quy trình kỹ thuật và kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật về các chỉ số: Thể tích
tinh dịch 1laanf khai thác, hoạt lực tinh trùng, nồng độ.
- Kết quả: Sau 1 năm thực hiện đề tài đã khai thác được
2.160 liều tinh dịch, tiêu thụ được 275 liều tinh dịch, thu được 7,15 triệu đồng.
IV. Kết luận:
Các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng trọt và
chăn nuôi đã được triển khai áp dụng phù hợp với nhu cầu thiết thực của địa
phương. Có năng suất cao, tạo được lòng tin, cho nhân dân về hiệu quả KT-XH của
việc sử dụng giống mới kết hợp với áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, qua đó
giúp người dân mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống.
No comments:
Post a Comment