CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ

Nghiên cứu cơ cấu kinh tế và đề xuất những giải pháp, chính sách để đẩy nhanh, mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Cao Bằng

| | 0 nhận xét
Chủ nhiệm đề tài: Dương Mạc Thăng
Đơn vị thực hiện: Văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng
Thời gian thực hiện: 2004

I. Đặt vấn đề
Cơ cấu kinh tế là nội dung của phát triển kinh tế. Những năm trước đây, trong điều kiện sản xuất hàng hóa chưa phát triển, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực là quan trọng hàng đầu, vì vậy cơ cấu kinh tế tỉnh Cao Bằng được xác định là: Nông, lâm nghiệp- công nghiệp- dịch vụ, trong đó nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên hiện nay nước ta đang đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, vì vậy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Cao Bằng phù hợp với xu thế chung của cả nước và gắn với điều kiện của địa phương là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó, Văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ cấu kinh tế và đề xuất những giải pháp, chính sách để đẩy nhanh, mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Cao Bằng ”.
II. Mục tiêu
Nghiên cứu cơ cấu kinh tế tỉnh Cao Bằng phù hợp với điều kiện KT-XH hiện nay và đề xuất những giải pháp, chính sách để đẩy nhanh, mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Cao Bằng nhằm phát triển kinh tế nhanh, bền vững, từng bước xây dựng Cao Bằng trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển theo kịp sự phát triển chung của cả nước.
III. Kết quả nghiên cứu
1. Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc xác lập cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu và thực tiễn, nhóm nghiên cứu đã xác định được các cơ sở khoa học của việc xác lập cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gồm:
- Nội dung cơ cấu kinh tế gồm: cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lĩnh vực; cơ cấu kinh tế theo quy mô, trình độ kỹ thuật của các hình thức tổ chức kinh tế; cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ; cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế gồm: nhóm nhân tố chính trị- xã hội; nhóm nhân tố ảnh hưởng đến các yếu tố sản xuất (tổng cung); nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu.
- Nhà nước và chính quyền địa phương có vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Những căn cứ khoa học cho việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Cao Bằng
2. Tiềm năng và thực trạng cơ cấu kinh tế tỉnh Cao Bằng:
- Xác định tiềm năng, lợi thế của địa phương là yếu tố không thể thiếu, đó là cơ sở xác định việc hình thành cơ cấu kinh tế tỉnh Cao Bằng vì vậy nhóm nghiên cứu đã khảo sát, nghiên cứu thực tế và làm rõ các tiềm năng của tỉnh về: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học công nghệ, nguồn lao động, lợi thế cửa khẩu với nước Trung Quốc, tiềm năng du lịch.
- Phản ánh thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Cao Bằng từ năm 1995-2002
3. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2003-2010, tầm nhìn đến năm 2020:
- Trên cơ sở các căn cứ khoa học và thực tế các tiềm năng thế mạnh của tỉnh, đề tài đã xây dựng thành công: quan điểm, mục tiêu, phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2003-2010, tầm nhìn đến năm 2020, cụ thể:
+ Tiếp tục phát triển KT-XH theo hướng CNH, HĐH.
+ Cơ cấu lại nền kinh tế đi đôi với nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng nhanh hàm lượng công nghệ trong sản phẩm.
+ Từng bước hình thành vùng kinh tế động lực, tạo sự liên kết giữa nông thôn, vùng nguyên liệu gắn với các cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ hàng hóa.
+ Giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc; tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở các huyện, thị và thực trạng thiếu việc làm ở nông thôn.
- Xác định các giải pháp, chính sách nhằm thực hiện thành công mục tiêu chuyển dịch cơ cấukinh tế tỉnh Cao Bằng, gồm các nhóm giải pháp về đầu tư, phát triển thị trường, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ, tổ chức thực hiện.
IV. Kết luận:
Cao Bằng là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển KT-XH, tuy nhiên hiện nay KT-XH tỉnh Cao Bằng còn khó khăn, tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, vì vậy Cao Bằng cần đẩy nhanh, mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phát huy nguồn nội lực và tranh thủ nguồn ngoại lực, từng bước xây dựng Cao Bằng trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển theo kịp sự phát triển chung của cả nước./.

No comments:

Post a Comment

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. sachvn247 - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel