Đa số các dân tộc thiểu số tại Việt Nam (như Thái, Tày, Nùng, Hmông, Mường, Dao…) và dân tộc thiểu số tại Phillipine hay các quốc gia khác có mối quan hệ và liên kết đặc biệt với lãnh thổ và thiên nhiên. Mối quan hệ này vượt lên trên các liên hệ về lợi ích kinh tế đơn thuần, vươn tới sự kết giao về văn hóa và tinh thần tại những vùng các dân tộc thiểu số sinh sống. Mối liên hệ này được kế thừa và phát huy từ thế hệ này sang thê hệ khác và cho đến nay, các dân tộc thiểu số vẫn tiếp tục gìn giữ một niềm tin rằng: “Đất là thiêng liêng, đất là sự sống”. Sự thiêng liêng của đất được thể hiện qua các vị thần và linh hồn trong đất cũng như trong các nguồn tài nguyên cần thiết mà đất ban phát cho sự tồn tại của con người.
Thừa nhận và thực hiện quyền sử dụng đất theo truyền thống và phong tục là một nền tảng cơ bản cho sự phát triển xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa của các dân tộc thiểu số. Vì các dân tộc thiểu số phụ thuộc vào đất cũng như việc các nguồn tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng sâu sắc tới phong tục, văn hóa và thực tiễn chính trị, nên đất là một dạng biểu đạt của một hình thái xã hội trọn vẹn. Sống, lao động và nuôi dưỡng đất đai với sự quản lý và bảo đảm về quyền là chìa khóa để người dân tộc thiểu số sống và tồn tại một cách hoàn hảo. Mất đi quyền với đất đai, người dân tộc thiểu số sẽ mất bản sắc dân tộc và mất đi sự ràng buộc thiêng liêng với thiên nhiên. Việc thừa nhận bằng pháp luật quyền đối với đất đai và làm chủ cuộc sống của người dân tộc thiểu số là sự biểu đạt cho quyền tự quyết định vận mệnh của một tộc người và đây chính là sự thực thi quyền và phát triển văn hóa cho các tộc người.
Mặc dù Việt Nam có một số lượng lớn các thể chế và chính sách về đất cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhưng cho tới nay chưa có một điều luật nào công nhận quyền đối với đất đai và các nguồn tài nguyên khác dựa trên phong tục của người dân tộc thiểu số. Bản tin chính sách này hy vọng sẽ đưa ra một cách nhìn khác về việc công nhận quyền đối với đất đai theo phong tục của người dân tộc thiểu số. Thông qua các ví dụ từ dân tộc bản địa tại Phillipine, chúng tôi muốn chỉ ra rằng việc công nhận tính hợp pháp của các quyền theo phong tục đối với đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ đóng góp vào việc quản lý tốt hơn nữa nguồn tài nguyên cũng như cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Tuy nhiên, để có thể làm được điều đó, nhiều vấn đề quan trọng cần được giải quyết.
Lương Thị Trường, Orlando M. Genotiva
Trung tâm vì sự phát triển miền núi (CSDM)
File PDF - Download:
http://www.mediafire.com/b8dpe8t6bx1qy8n
CON NGƯỜI CHỈ THỰC SỰ CHINH PHỤC ĐƯỢC THIÊN NHIÊN KHI BIẾT CÁCH TUÂN THỦ NÓ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhóm - Lĩnh vực
- Công tác Dân tộc (398)
- Công tác Đảng - Đoàn thể (106)
- Dân số - Gia đình (10)
- Điện tử - Viễn thông (4)
- Du lịch - Khám phá (1)
- Giáo dục - Đào tạo (83)
- Giao thông - Vận tải (21)
- Kế hoạch - Đầu tư (2)
- Khoa học - Công nghệ (39)
- Kiến trúc - Xây dựng (5)
- Kinh tế - Tài chính (133)
- Nghệ thuật - Kỹ thuật số (1)
- Ngoại giao - Quốc tế (1)
- Nhà nước - Pháp luật (29)
- Nông nghiệp - Nông thôn (51)
- Tài nguyên - Môi trường (22)
- Tâm linh - Phong thủy (3)
- Thể dục - Thể thao (8)
- Thi đua - Khen thưởng (1)
- Thông tin - Tuyên truyền (39)
- Tin học - CNTT (151)
- Văn hóa - Lịch sử (273)
- Y tế - Sức khỏe (44)
- Báo - Tạp chí (222)
- Chương trình 135 (19)
- Chương trình Phối hợp (1)
- Hội nghị - Hội thảo (25)
- Tài liệu Nuôi dạy Con (14)
- Tạp chí Điện tử (3)
Thư viện Dân tộc
- Bài trích (466)
- Đề tài - Dự án (47)
- Ebooks (52)
- Giáo trình - Bài giảng (10)
- Giới thiệu Sách (36)
- Luận văn - Đồ án (94)
- Số liệu - Điều tra (18)
- Tham luận Hội thảo (36)
- Thư viện Ấn phẩm (34)
- Tư liệu Tổng hợp (27)
- Văn bản - Báo cáo (18)
No comments:
Post a Comment